GẶP GỠ “TRƯỜNG XIẾC” ĐẶC BIỆT TRONG THỜI COVID-19

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Dù trải qua nhiều khó khăn, sóng gió, dù là dịch bệnh, thảm họa hạt nhân hay nguồn lực thiếu hụt cũng không thể cản bước ngôi trường xiếc duy nhất tại Nhật Bản - ngôi trường nuôi dưỡng ước mơ cho biết bao diễn viên xiếc tài năng.

Trường xiếc quốc tế Sori nằm sâu trên một ngọn núi tại thành phố Midori, tỉnh Gunma. Ngôi trường được thành lập 20 năm trước bởi một đạo diễn sân khấu xong khi ông được truyền cảm hứng từ một buổi biểu diễn thể dục nhịp điệu. Nơi đây đang giúp một cựu nhân viên kỹ thuật của hãng hàng không Nhật Bản, một học sinh, một người mẫu và nhiều người trẻ khác trên con đường đem lại tiếng cười và niềm vui cho mọi người.


Các sinh viên tại trường xiếc Sori

Ông Naoki Yufu, cựu kỹ thuật viên tại JAL chia sẻ ngôi trường đã giúp ông “trở thành con người như ngày hôm nay”. Khi còn làm việc tại sân bay Narita, ông Yufu đã được truyền cảm hứng bởi một công ty xiếc nước ngoài đến biểu diễn trong kỳ nghỉ. Ông tập luyện tại trường Sori và học cách thao tác với vòng kim loại Cyr đường kính chỉ bé hơn 2 mét, cảm tưởng như ông là một phần của chiếc vòng vậy. “Sự rung động khán giả tạo ra khi họ vỗ tay thật sự rất tuyệt”, đó là điểm thu hút khi biểu diễn xiếc theo ông Yufu cảm nhận. Ông Yufu hiện đang là thành viên của đoàn xiếc Mông Cổ, biểu diễn tại Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng dịch bệnh bùng phát đã khiến ông phải quay về Nhật. Hiện tại ông đang mài dũa kỹ thuật của mình tại ngôi trường này.

Khoảng 50 người đã tốt nghiệp trường Sori trong hơn 20 năm qua. Nhiều người hiện là diễn viên biểu diễn đường phố, một số thì gia nhập các đoàn diễn, trình diễn tại rạp xiếc hoặc các công viên giải trí trong và ngoài nước Nhật. Năm nay, ngôi trường có 6 học sinh theo học.


Một buổi tập tại trường

Chiharu Yokohama, 17 tuổi, quyết định theo học tại đây sau khi xem màn trình diễn của một học sinh tốt nghiệp trường Sori. Cô còn dành thời gian đến World Cup biểu diễn đường phố Daigodei tại Shizuoka để chiêm ngưỡng màn trình diễn nhào lộn và tung hứng của một nghệ sĩ xiếc tại đây. Yokohama nói rằng “Sự hòa hợp tại sân khấu thật sự đáng kinh ngạc. Nó cho em động lực để nâng cao hơn nữa kỹ năng của bản thân”.

Tuy chương trình hệ thường là 4 năm, nhưng trường Sori cũng nhận sinh viên có mong muốn theo học ngắn hạn. Điều kiện nhập học duy nhất là sinh viên phải tự nấu ăn vì họ sẽ phải sống trong ký túc xá cách siêu thị gần nhất khoảng 40 phút lái xe. Học phí một năm là 300,000 yên. Sinh viên rèn luyện nâng cao thể chất dưới sự giám sát của huấn luyện viên chuyên nghiệp vào buổi sáng, buổi chiều sẽ là thời gian để tập luyện kỹ thuật. Ngôi trường sử dụng khuôn viên của một trường tiểu học cũ làm nơi tập luyện. Trong đó, nhà thể chất được trang bị vòng treo và xà đu.

“SỨC MẠNH CỦA XIẾC”

Tuy ngôi trường được thành lập vào năm 2001, nhưng để duy trì hoạt động không phải là một điều dễ dàng. 

Ông Keiichi Nishida, 77 tuổi, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận điều hành các cơ sở giáo dục và là cựu chủ tịch của trường Sori nói rằng “Tôi muốn bảo vệ nghệ thuật xiếc truyền thống”. Khoảng 45 năm trước, khi đó ông Nishida đang làm công việc sáng tác và đạo diễn. Trong một lần đi tìm cảm hứng cho vở kịch, ông đã bắt gặp một rạp xiếc. Và ông đã bị thu hút bởi “vẻ đẹp của những kỹ thuật” biểu diễn bởi các nghệ sĩ xiếc khi họ đang đu xà treo và đạp xe một bánh.

Từ đó, ông thường xuyên đến xem các buổi diễn hơn. Sau đó, tự ông đã tham gia vào điều hành xiếc. Nhưng nền công nghiệp xiếc khi đó đang trên đà đi xuống. Khán giả dần tìm đến các loại hình giải trí khác. Rạp phim và TV cũng trở nên phổ biến hơn. Nhận thấy điều này, ông Nishida đã cho phát hành tạp chí theo quý trong khoảng 1 thập kỷ để thu hút thêm khán giả. Trong quá trình ấy, ông đã nảy ra ý tưởng thành lập một “ngôi trường đặc biệt” vào một ngày nào đó.

Ý tưởng đó của ông đã trở thành hiện thực khi ông gặp ông Wataru Sekiguchi, hiện tại 68 tuổi, cán bộ chính quyền thành phố Midori. Hai người gặp nhau tại một sự kiện xiếc của thành phố. Ông Sekiguchi đã ủng hộ kế hoạch của ông Nishida và nỗ lực tổ chức các buổi diễn trong thành phố. Họ cũng mời hẳn một vận động viên thể dục dụng cụ vô địch thế giới làm giáo viên đầu tiên tại trường, nhưng ngôi trường khi đó đã gặp phải khó khăn tài chính. Do hậu quả của vụ nổ hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima, chính quyền đã ra cảnh báo rằng phần lớn khu đất nơi đây đã nhiễm phóng xạ, dẫn đến ngôi trường phải đóng cửa một thời gian. Vì không có học sinh đến học, nên trường Sori cũng không thể tiếp tục mở cửa.


Buổi diễn cuối trước khi trường Sori tạm đóng cửa vào năm 2018

Dù vậy, bất chấp những khó khăn ấy, ông Nishida vẫn không hề chùn bước. Ông nói rằng ông cảm thấy thật hạnh phúc khi chứng kiến sinh viên tốt nghiệp ngôi trường này. “Tôi muốn tiếp tục công việc này, miễn là còn những người trẻ muốn trình diễn”. Ông chia sẻ rằng “Dù không đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng đây là nghĩa vụ của tôi. Rạp xiếc đem lại hy vọng và niềm vui cho mọi người. Tôi tin vào sức mạnh của nó”.

QUÃNG THỜI GIAN KHÓ KHĂN CHO CÁC NGHỆ SĨ XIẾC

Những sinh viên tốt nghiệp trường Sori nói riêng và nền công nghiệp xiếc nói chung gặp phải nhiều những khó khăn mới trong thời kỳ COVID-19.

Tình hình dịch bệnh kéo dài đã giáng đòn mạnh lên các đoàn xiếc trên toàn thế giới. Công ty xiếc nước ngoài nổi tiếng tại Nhật Bản có tên là Cirque du Soleil đã buộc phải phá sản vào năm ngoái. Nhiều đoàn xiếc tại Nhật cũng buộc phải tạm dừng các buổi diễn trong một thời gian dài.

Đoàn xiếc Pop Circus tại Osaka đã phải dừng biểu diễn trước khán giả để đảm bảo an toàn từ tháng hai năm ngoái. Rất nhiều thành viên đoàn đã phải trở về quê nhà của họ tại Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Chủ tịch Pop Circus ông Satoru Kubota chia sẻ về những khó khăn, “Mỗi ngày, chúng tôi đều tự hỏi rằng vì sao mình lại biểu diễn”. Nhưng sau cùng, họ vẫn quyết tâm tiếp tục các buổi biểu diễn. Ông Kubota đã thành công gây quỹ cộng đồng lên tới 10 triệu yên có tên “Thắp lửa rạp xiếc”. Ông quyết tâm vận hành lại rạp xiếc, cũng như mở lại các buổi trình diễn trực tiếp.

Nhiều đoàn xiếc cũng dần nối lại hoạt động của mình. Ví dụ như đoàn xiếc lâu đời Kinoshita tại Okoyama đã bắt đầu lại các buổi diễn của mình tỉnh Osaka từ tháng 6 vừa rồi. Mỗi buổi diễn sẽ giảm lượng khách từ 20 đến 50%. Họ cũng gây quỹ cộng đồng được 30 triệu yên. 


Buổi biểu diễn của đoàn xiếc Kinoshita

Vượt lên khó khăn của dịch bệnh, các đoàn xiếc nói riêng và xiếc nói chung đang nỗ lực gây dựng lại hoạt động của mình nhằm đem đến năng lượng, niềm vui và hạnh phúc cho khán giả

Nguồn: The Asahi Shimbun

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC