KẾT NỐI KINH DOANH VỚI CÁC ĐỐI TÁC QUỐC TẾ THÔNG QUA TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Có thể hiểu một cách đơn giản, trung tâm xúc tiến thương mại giúp các công ty trong nước và  quốc tế giao thương kết nối với các đối tác địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác có thể khác nhau: doanh nghiệp đó có thể chia sẻ lợi ích kinh doanh chung với công ty nước ngoài, cung cấp chuyên môn và dịch vụ bổ sung, và / hoặc cung cấp công nghệ quan trọng.

 

Thị trường Việt Nam: kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Nhiều công ty nước ngoài chọn cách tiếp cận thị trường Việt Nam bằng cách phát triển quan hệ liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thực hiện mua bán và sáp nhập (M&A). Thông thường, đó là một quyết định chiến lược để công ty nước ngoài có thể tận dụng khai thác các kênh phân phối và tiếp thị, nguồn tài chính và các mối quan hệ đã thiết lập của đối tác Việt Nam.

Đặc biệt, lựa chọn dịch vụ liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) từ các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đáng tin cậy, hoặc các trung tâm xúc tiến thương mại có trụ sở tại thị trường địa phương - là một chiến lược tốt. Nó giúp công ty nước ngoài tránh khỏi rủi ro hợp tác kinh doanh với những công ty có rủi ro cao, hoặc không hỗ trợ và cung cấp thông tin quan trọng trong thị trường nước sở tại, khi công ty nước ngoài cần điều hướng.

Hơn thế nữa, việc chọn các trung tâm xúc tiến thương mại có thể cho phép công ty nước ngoài tìm được đối tác trong nước phù hợp bằng cách đảm bảo cả hai bên đều thống nhất về mục tiêu kinh doanh, năng lực và lợi ích đôi bên.

Một số thách thức chung phải đối mặt trong quá trình liên kết

Sự thành công của các dự án kết hợp kinh doanh thường phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm: phản ứng của các nhà sản xuất địa phương đối với sản phẩm của chính công ty khách hàng nước ngoài dựa trên giá cả, cách chào hàng, thương hiệu, văn hóa kinh doanh địa phương, điều kiện kinh tế hiện tại,…

Ngoài ra, còn những thách thức khác liên quan đến sự bất cân xứng thông tin - sự chậm trễ trong quá trình theo dõi với các thực thể địa phương quan tâm, mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để giải đáp truy vấn của khách hàng, thiếu sự nhất trí từ các quản lý cấp cao, thông tin không đầy đủ về các công ty trong hồ sơ,…

Cách trung tâm xúc tiến thương mại / B2B hoạt động tại thị trường Việt Nam

Đối với thị trường Việt Nam, sau đây là các yếu tố chính tác động đến dịch vụ liên kết kinh doanh:

· Vượt qua rào cản ngôn ngữ địa phương

Các công ty nước ngoài thường phải đối mặt với những thách thức về giao tiếp do rào cản ngôn ngữ, đặc biệt là khi hợp tác với các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối vừa và nhỏ. Do đó, trung tâm xúc tiến thương mại đóng vai trò trung gian và hỗ trợ công ty khách hàng, tạo kênh  kênh liên lạc hiệu quả giữa công ty nước ngoài và các đối tác tiềm năng trong nước.

· Quản lý giao tiếp trực tuyến

Hầu hết các nhà cung cấp và nhà phân phối địa phương đều thực hiện các thương vụ hợp tác thông qua những cuộc gặp mặt trực tiếp và với các đối tác mà họ đã làm việc trong một thời gian dài. Do dó, trung tâm xúc tiến thương mại có thể đóng một vai trò hữu ích - đảm bảo rằng khách hàng nhận được phản hồi nhanh chóng từ các đối tác đó, bằng cách trao đổi trực tuyến hoặc thông qua các cuộc họp trực tiếp.

· Thiết lập đầu mối liên hệ giữa các quản lý cấp cao

Phần lớn thông tin liên lạc ban đầu thường được thực hiện với quản lý cấp dưới hoặc nhóm bán hàng của công ty đối tác tiềm năng. Điều này có thể trì hoãn việc nhận được phản hồi liên quan từ quản lý cấp cao trong công ty. Trong những tình huống như vậy, trung tâm xúc tiến thương mại có thể cung cấp nguồn thông tin liên lạc của nhân viên quản lý cấp cao và đảm bảo rằng những người ra quyết định quan trọng được cập nhật thông tin sớm, giảm sự chậm trễ.

· Đối tác mục tiêu trong các lĩnh vực thích hợp

Tìm kiếm đối tác trong các lĩnh vực thích hợp là một trở ngại lớn ở Việt Nam do sự thiếu sót thông tin đáng tin cậy. Để khắc phục vấn đề này, trung tâm xúc tiến thương mại sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu hiện có của mình bao gồm một số lĩnh vực và hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương để tìm ra các công ty địa phương có năng lực trong các lĩnh vực thích hợp mục tiêu.

· Tìm nguồn cung ứng thông tin đối tác - thực hiện thẩm định sơ bộ

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không có trang web cập nhật và ngay cả khi họ có trang web, vẫn có trường hợp không rõ ràng về hồ sơ, năng lực và / hoặc quản lý của công ty. Để khắc phục điều này, trung tâm xúc tiến thương mại đảm bảo mình phải thu thập thông tin trực tiếp từ chính các công ty hoặc liên hệ với các đối tác hiện tại, đảm bảo rằng công ty khách hàng có quyền truy cập thông tin chính về nhà cung cấp / nhà sản xuất / nhà phân phối tiềm năng trước khi đưa ra quyết định điều hành.

Tổng kết lại, có thể nói, trung tâm xúc tiến thương mại là chiếc cầu kết nối giữa các doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay vì sự chuyên nghiệp và tính tiện lợi mà nó này đem lại. Vì vậy, việc lựa chọn công ty / trung tâm xúc tiến thương mại để sử dụng dịch vụ này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của các thương vụ hợp tác, cũng như việc đạt được mục tiêu của cả công ty nước ngoài và công ty Việt Nam.

Viện VJCC có chức năng xúc tiến hoạt động kết nối kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản, tổ chức triển khai các hoạt động tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh cho các tổ chức doanh nghiệp cá nhân trong và ngoài nước.



(Theo VJCC HCMC)

 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC