句読点 (Kutouten) - Các nguyên tắc với dấu câu trong tiếng Nhật

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Cùng với lịch sử lâu đời của văn chương và ngôn ngữ, dấu câu trong tiếng Nhật cũng có lịch sử rất lâu dài và tồn tại những ý nghĩa độc đáo trong những quy tắc sử dụng. Chắc hẳn khi học tiếng Nhật, rất nhiều người cũng gặp khó khăn trong cách sử dụng dấu câu trong văn bản. Vậy đâu là các quy tắc cần thiết? 


Sau 70 năm kể từ lần chỉnh sửa 公用文作成の要領 – Nguyên tắc trong soạn thảo văn bản chính thức hay công văn của Chính phủ Nhật Bản vào năm 1952, mới đây, dấu chấm hỏi (?) và chấm than (!) đã chính thức được sử dụng bởi các nhân viên Chính phủ. Sự thay đổi này cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong văn hóa hành văn của người Nhật. 
 
Cùng với lịch sử lâu đời của văn chương và ngôn ngữ, dấu câu trong tiếng Nhật cũng có lịch sử rất lâu dài và tồn tại những ý nghĩa độc đáo trong những quy tắc sử dụng. Chắc hẳn khi học tiếng Nhật, rất nhiều người cũng gặp khó khăn trong cách sử dụng dấu câu trong văn bản. Vậy đâu là các quy tắc cần thiết? 
  1. 句読点 là gì

Thông thường, các văn bản tiếng Nhật sử dụng dấu chấm (kuten) và dấu phẩy (touten) giữa các câu văn để truyền đạt được đúng nhất ý muốn của người viết. Dấu chấm được đặt cuối mỗi câu văn nhằm tỏ ý kết thúc; và dấu phẩy ở giữa các câu để thể hiện sự phân cách các ý. 

Theo người Nhật, một văn bản dễ đọc và dễ hiểu thường có dấu chấm sau khoảng 80 ký tự và dấu phẩy sau mỗi 20 ~ 30 ký tự. 

  1. Lịch sử 

Văn chương Nhật Bản cho đến tận thời Heian vẫn chưa sử dụng bất cứ dấu câu nào. Điều này có thể nhận thấy qua những cuốn sách cổ thời Heian trở về trước. Dấu câu bắt đầu được sử dụng vào thời Minh Trị, với mục đích chủ yếu là để giúp mọi người đọc dễ dàng hơn.

Có nhiều giả thuyết về cách các dấu câu ra đời, nhưng người ta nói rằng văn hóa phương Tây với các loại dấu câu được sử dụng trong văn bản đã đánh dấu sự chuyển biến trong cách hành văn của người Nhật.

  1. Không sử dụng dấu câu khi nào?

Tại Nhật, dấu chấm câu hay dấu phẩy thường không được sử dụng trong các văn bản chúc mừng như thiệp chúc mừng năm mới, thiệp mời đám cưới, hay các văn bản trang trọng như bằng cấp, thư cảm ơn… để những lời tốt đẹp, may mắn và ý nghĩa chúc mừng không bị tách rời. 

Ngoài ra, một lý do khá đặc biệt khác của việc không sử dụng dấu câu trong nhiều trường hợp chính là để bày tỏ sự tôn trọng và kính trọng với trí tuệ và sự thông minh của đối phương. Trong lịch sử, người ta cho rằng dấu câu được sử dụng để giúp mọi người đọc hiểu dễ dàng hơn, điều này cũng có nghĩa là, khi sử dụng dấu câu tức là đối phương không có khả năng đọc hiểu ý nghĩa mình muốn truyền đạt. 

  1. Các nguyên tắc với dấu chấm

  • Không sử dụng sau dấu chấm than (!) và dấu (?)

あきらめるんじゃない! まだ試合は始まったばかりじゃないか!

  • Không sử dụng trong câu trích dẫn nằm trong (「」)

彼は「逃げられた」と静かにつぶやいた。

  • Khi sử dụng () ở cuối câu, quy tắc cơ bản là đặt kuten sau dấu (). Trừ trường hợp trích dẫn

私は週1回、ジョギングをしている(大した距離ではないが)。

他人の期待に耳を傾けてはいけない。自分の人生を生き、自分の期待に応えるのだ。(タイガー・ウッズ)

  1. Các nguyên tắc với dấu phẩy

Vai trò của dấu phẩy là để phân tách ý nhằm dễ đọc và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên nhiều người không quá để ý đến cách sử dụng và ý nghĩa của dấu phẩy, và, tùy từng cá nhân sẽ có cách diễn đạt ý và ngụ ý khác nhau, nên quy tắc sử dụng dấu phẩy thường không cố định. Song, trong tiếng Nhật vẫn tồn tại các nguyên tắc sử dụng dấu phẩy cần phải chú ý. 

  • Nếu phần chủ ngữ của câu dài, hãy thêm nó vào sau nó.

この規則に従って行動することは、いつか身に危険がおよぶ可能性がある。

  • Sau mỗi vế nhỏ đủ chủ ngữ - vị ngữ trong một câu dài.

彼はさっと顔色を変え、上着を羽織らず外に飛び出した。

  • Sau danh từ riêng (Tên, địa điểm…) hoặc sau danh từ trong một chuỗi liệt kê.

会員になるためには、氏名、住所、電話番号を伝えなければならない。

  • Thêm vào sau các mệnh đề điều kiện hoặc lý do.

もし先生に見つかったら、ひどくしかられるにちがいない。

  • Sau các từ bổ nghĩa có ý nghĩa và vai trò song song; sau trạng ngữ…

去り際の彼の言葉について、私は一晩中考え続けた。

  • Sau liên từ đầu câu hoặc liên từ liên kết các hành động trong câu.

しかし、試験終了までまだ時間はある。

  • Đính kèm sau thán từ.

やあ、久しぶりだね。

  • Thêm vào sau các từ đã được nhắc đến ở phía trước. 

彼女の夢、それは自分の目で世界を見ることだ。

  • Nếu một câu có thành phần bổ ngữ dài, đặt giữa các bổ ngữ.

去年の冬のスキー場で安く買った、淡い青色のウール製のニット帽をかぶる。

  • Sau thành phần bị đảo ngược trong câu, trước thành phần chính. 

そうっと振り返った、いくらなんでももう見送ってはいないだろうと思いながら。

  • Thay thế cho giới từ bị lược bỏ.

ロシア文学の本、1冊貸してください。

  • Phân tách bộ phận trích dẫn gián tiếp hoặc suy nghĩ, cảm xúc.

それは契約違反だ、と言い返した。

  • Sau các từ cùng loại khó đọc được liệt kê liên tục.

その瞬間、先輩の目に涙があふれた。

  • Đính kèm để làm rõ ý định của câu văn.

私は、家事をしながら音楽を聴いている妻の様子を伺っていた。

  • Đính kèm để nhấn mạnh sự đối lập. 

ピアノよりギターの方が好きだが、演奏に関してはピアノの方が得意だ。

Ban tiếng Nhật VJCC

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC