Chủ nghĩa Tam hiện: Các bước áp dụng và bí quyết thành công.

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Ngày 13/06/2021, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) đã tổ chức online chuyên đề thứ 3 trong 9 chuyên đề của khoá học Quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản  với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp ở miền Bắc. 

Tiếp cận ở góc độ quản lý chất lượng trong nhà máy, trong doanh nghiệp, chuyên gia Oda Junichi đã chỉ cho học viên những bước cơ bản để áp dụng cũng như các công cụ quản lý tiến độ áp dụng chủ nghĩa Tam hiện, trong đó đề cao việc thực hiện Horenso - báo cáo thực tế và đưa ra ý kiến trao đổi thông tin tại hiện trường. Các học viên sôi nổi thảo luận về thực tế tại công ty mình và những đề xuất cải thiện. 

Ở góc độ tâm lý học, chuyên gia Kawanishi Yumiko đã phân tích sự cần thiết phải rèn luyện “Kỹ năng lãnh đạo lôi cuốn”, tức là cách làm thế nào để mọi người trong đội nhóm, phòng ban đồng lòng cùng tham gia thực hiện công việc hoặc kế hoạch đã đề ra. Đây là chìa khóa thành công trong áp dụng chủ nghĩa Tam hiện nói riêng và công việc quản lý nói chung. 

Bên cạnh việc học lý thuyết, các học viên còn có cơ hội nghe những chia sẻ quý báu của giảng viên về kinh nghiệm, trải nghiệm trong ngành như câu chuyện ở viện Ung thư tại Mỹ hay câu chuyện lọc không khí tại hầm vàng có chất lượng không khí tốt nhất thế giới của cô Kawanishi Yumiko. Từ những câu chuyện đó, các học viên cùng với nhóm của mình đã chia sẻ những suy nghĩ của bản thân, cách làm của bản thân với chính vấn đề trong doanh nghiệp của mình. 

Kết thúc hai buổi học, Cố vấn trưởng Viện VJCC, ông Karasawa Masayuki đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giảng viên và các doanh nghiệp học viên và bảy tỏ sự cảm thông đến các doanh nghiệp bởi sự khó khăn trong tình cảnh dịch bệnh phức tạp. Các học viên cũng đã có những bức ảnh kỷ niệm online vô cùng vui vẻ. 

Quản lý chất lượng là một công việc vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo doanh thu và lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận việc quản lý chất lượng dựa trên quan điểm “Chất lượng được tạo ra từ chính hiện trường: worksite first”. Hệ thống quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản mang đặc trưng riêng: quản lý “với sự tham gia của mọi người”, thông qua “QC Story- Câu chuyện chất lượng” và “QC Circle- hoạt động của các nhóm nhỏ”. Hệ thống quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản là hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn để có sản phẩm cuối cùng tốt nhất. Chuyên đề thứ 4 của khóa học sẽ diễn ra vào tháng 10/2021 với phần báo cáo thực tế áp dụng các kiến thức đã học của 3 chuyên đề đầu tiên vào thực tiễn doanh nghiệp học viên. 

Ban Đào tạo doanh nghiệp, Viện VJCC

-----

Chú thích: Một vài thông tin sơ lược về giảng viên: 
 

Ông ODA JUNICHI: 

- Giảng viên của Tập đoàn Mitani Sangyo Co.,Ltd. (Nhật Bản, Việt Nam).
- Cố vấn Tập đoàn Mitani Sangyo Co.,Ltd (Nhật Bản).
- Từng đảm nhiệm các vai trò là trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng đảm bảo chất lượng và trưởng phòng kỹ thuật sản xuất tại công ty PFU và công ty Fujitsu IT Product (FJIT) thuộc tập đoàn FUJITSU Nhật Bản.
- Từng giữ chức Giám đốc trung tâm đổi mới sản xuất trong vòng 10 năm.
- Từng tham gia chỉ đạo, tư vấn hoạt động cải tiến sản xuất tại 3 nhà máy ở Hải Dương, Đồng Nai của tập đoàn Aureole Group (tập đoàn của Mitani Sangyo Co.,Ltd. tại Việt Nam) trong vòng 5 năm.

 

Bà KAWANISHI YUMIKO:

-  Cố vấn đặc biệt - Phòng phát triển tổ chức thuộc Tổ chức JEFF CORPORATION.
-  Được Viện Helsinki Brief Therapy (Phần Lan) cấp chứng chỉ huấn luyện viên chương trình xây dựng nhóm dựa trên tư duy giải quyết vấn đề của tâm lý học.
-  Đã có nhiều bài phát biểu tại Hiệp hội công nghiệp máy móc kỹ thuật cao Nhật Bản.

- Đã có rất nhiều tác phẩm, bài viết liên quan đến quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản và tâm lý học.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC