BFS 43: Marketing thực chiến – “Marketing không cần bán hàng” hay “Marketing không bán nồi hàng”?

Các học viên trong bầu không khí hân hoan trước buổi hội thảo
Buổi hội thảo lần này được dẫn dắt bởi chuyên gia Toda Chosaku - Giảng viên cao cấp của Chương trình Keieijuku trong suốt 11 năm qua. Bằng kinh nghiệm 35 năm giữ nhiều vị trí quản trị điều hành trong các công ty thuộc Tập đoàn Panasonic Nhật Bản tại Hoa Kỳ, Châu Âu, đặc biệt là tư duy toàn cầu, “mắt nhìn” của một nhà “tiên tri” trong kinh doanh, thầy Toda đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa về Marketing của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và trong xã hội 5.0 sắp tới.
Những kiến thức về cách thức triển khai chiến lược marketing, marketing 4P, 7P, marketing mix, xu hướng thị trường,... được thầy Toda giới thiệu chi tiết, cụ thể mà vô cùng sinh động bởi góc nhìn hoàn toàn mới mẻ, lồng ghép nhiều tình huống thực tế. Thêm vào đó, chuyên gia cũng chỉ ra những cách làm Marketing sai lầm mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình marketing. Từ đó, các doanh nhân có thể học hỏi, rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình tránh khỏi những sai lầm không đáng có.
Những kiến thức hữu ích về marketing hệ thống bằng biểu đồ trực quan, sinh động
Theo chuyên gia Toda, marketing là phải gắn với thực chiến, với thực hành. Doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và tạo ra giá trị riêng biệt. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, xã hội đang có bước chuyển mình từ xã hội 4.0 sang xã hội 5.0 với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, khi mà máy móc có thể thay thế gần như tất cả mọi hoạt động của con người từ tư duy đến hành động. Chúng ta càng cần phải cố gắng hơn, tạo ra những giá trị mà robot, AI không làm được.
Cuối buổi học, 300 học viên đã cùng nhau bày tỏ cảm xúc, sự tri ân của mình trước bài phát biểu tâm huyết, tận tình của chuyên gia Toda Chosaku. Những thông tin thầy chia sẻ là vô cùng hữu ích, giúp doanh nghiệp cải thiện công tác marketing của mình trước những khó khăn hiện tại và tương lai.
Ông Toda Chosaku - Giảng viên cao cấp & chuyên gia tư vấn Chiến lược Marketing của Tập đoàn Matsushita
Xin chân thành cảm ơn sự sẻ chia quý giá từ diễn giả và sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp đã giúp BFS lần này diễn ra thành công tốt đẹp!
Ban ĐT Doanh nghiệp, Viện VJCC
Ghi chú:
"Tiếp lửa kinh doanh- Business Follow up Seminar (BFS) là chuỗi Hội thảo thường kỳ do Viện VJCC tổ chức dành cho Cộng đồng học viên Khóa học Kinh doanh cao cấp KEIEIJUKU của Viện VJCC. Mục tiêu của BFS là tăng cường kết nối hơn 600 doanh nhân trong Cộng đồng học viên KEIEIJUKU, cập nhật các kiến thức và thông tin mới nhất từ chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm vận hành quản trị doanh nghiệp theo tư duy và mô hình Quản trị Nhật Bản giữa các doanh nghiệp thành viên của Cộng đồng KEIEIJUKU."
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung