Khai giảng khóa học "Phương pháp phát triển sản phẩm mới:Bước đột phá cho doanh nghiệp" (19/7 – 21/7)
Ngày 19/7/2021, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) đã khai giảng khóa học “Phương pháp phát triển sản phẩm mới: Bước đột phá cho doanh nghiệp” với sự tham gia của 21 học viên đến từ 16 doanh nghiệp. Khóa học được chuẩn bị bài bản và giảng dạy bởi Chuyên gia HIROYUKI ONISHI - Hiệu trưởng Trường cao đẳng kỹ thuật – Cao đẳng sản xuất và chuyên gia TAKAYASU MITSUHARU Phụ trách phát triển nguồn nhân lực cho các nhà máy ở nước ngoài.
Tại buổi khai giảng khóa học Phương pháp phát triển sản phẩm mới: Bước đột phá cho doanh nghiệp, Ông Karasawa Masayuki, cố vấn trưởng Dự án VJCC đã bày tỏ sự cảm kích với các học viên, các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này, vẫn dành thời gian cho hđ đào tạo, nâng cao năng lực nhân sự.
Khóa học được thiết kế thời lượng 3 ngày (18 giờ/6 buổi) sẽ mang đến những nội dung về nghiên cứu và phát triển thị trường; đào tạo về kiến thức và kỹ năng bố trí mặt bằng, nhân công, máy móc,…; rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
Ảnh 1: Các học viên của khóa học tham gia tích cực
Khóa học đi sâu và chi tiết vào quy trình và cách quản lý rủi ro khi phát triển sản phẩm mới - cội nguồn của sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.
Điểm đặc biệt của khóa học Phương pháp phát triển sản phẩm mới: Bước đột phá cho doanh nghiệp là sự cải tiến phương pháp phát triển sản phẩm mới hướng đến nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Ngoài ra, quản lý phát triển sản phẩm mới, loại bỏ phế phẩm và thực hành về FMEA (Failure Mode Effects Analysis) cũng được chú trọng. Thêm vào đó, cách thiết kế sản phẩm phù hợp với môi trường– DFE (Design for Environment) bằng việc áp dụng phương pháp REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals) và RoHS ( Restriction of Hazardous Substances) cũng là một nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong khóa học.
Ảnh 2: Bài giảng của chuyên gia được thiết kế bài bản
Với phương pháp “vừa học vừa thực hành”, từ những kiến thức đã được học, các học viên sẽ phân tích vấn đề của doanh nghiệp SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Nguy cơ), phân tích danh mục đầu tư mức độ thỏa mãn khách hàng và sẽ nhận được những ý kiến tư vấn của giảng viên là các chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm. Hơn nữa, học viên cũng học và thực hành thiết kế sản phẩm mới phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
Câu chuyện thành công trong phát triển sản phẩm mới theo mô hình Reverse Engineering của SAMSUNG cũng được chia sẻ để giúp các học viên có cái nhìn toàn diện hơn về thực tế liên kết giữa Nhà nước- Nhà doanh nghiệp- Nhà trường ở Nhật Bản và một số nước châu Á.
Với những giá trị tuyệt vời, khóa học Phương pháp phát triển sản phẩm mới: Bước đột phá cho doanh nghiệp đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp trên mọi tỉnh thành, từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC BIÊN-PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT THƯƠNG MẠI tại TP. HCM THÁNG 2/2025
Thời gian : 15/02/2025 - 09/3/2025 8 buổi/24 giờ)Giảng viên : ThS. Võ Thị Mai Hương
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (OFFLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 06/01/2025 đến 05/05/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 5 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, Thầy Kodama
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 28/02/2025 - 02/05/2025Giảng viên : Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH - BOKI 2 KYUU SHOUGYOU (ONLINE)
Thời gian : Ngày 07/01/2025 ~ 06/5/2025Giảng viên : Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)