Hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ hai "Nền kinh tế toàn cầu khu vực châu Á trong kỷ nguyên mới"
Hội thảo được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom tại ba đầu cầu chính: Viện VJCC (Hà Nội, Phân Viện VJCC (TP. Hồ Chí Minh) và Trường ĐH Rikkyo (Nhật Bản) với sự góp mặt của các đại biểu quốc tế như GS.TS. Susan Sell - Trường ĐH Quốc gia Australia, GS.TS. Jun Ishikawa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Rikkyo (Nhật Bản); GS.TS Kazunori Yamaguchi, Trưởng khoa Trường Kinh doanh - Trường ĐH Rikkyo (Nhật Bản), cùng các chuyên gia, diễn giả, báo cáo viên và các nghiên cứu sinh đến từ các trường đại học trong và ngoài nước (ĐH Quốc tế Tokyo, ĐH Kyoto, ĐH Hitotsubashi, ĐH Quốc tế Kobe, ĐH Toyo, ĐH Michigan, ĐH Quốc gia Australia, Học viện Công nghệ Ấn Độ, ĐH Tecnológico de Monterrey – Mexico, ĐH Kinh doan KEDGE – Pháp, ĐH Kinh doanh châu Âu, ĐH Michigan, ĐH Nilai Malaysia, ĐH Kinh tế TP.HCM, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển IDE – JETRO,…). Về phía Trường ĐH Ngoại thương có sự tham dự của PGS.TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền – Viện trưởng Viện VJCC; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị và các giảng viên trong trường.
Các học giả, nhà nghiên cứu và khách mời cùng sinh viên Trường ĐHNT tham dự Hội thảo trên nền tảng Zoom.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho rằng: “Hội thảo VJIBC#02 diễn ra đúng thời điểm khi nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách dưới tác động của đại dịch COVID-19. Là một trong những trường ĐH hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh, đặc biệt là Kinh doanh quốc tế, tôi tin rằng với những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn của các học giả, các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Ngoại thương, ĐH Rikkyo cũng như các tổ chức giáo dục trên thế giới sẽ mang lại những chia sẻ thiết thực cho các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp châu Á. Qua đó, các nền kinh tế này có thể xây dựng được năng lực tổ chức, phát triển những năng lực cốt lõi và thích ứng được với những thách thức do đại dịch COVID-19 tạo ra trong bối cảnh toàn cầu hoá”.
PGS.TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương phát biểu khai mạc Hội thảo.
Mở đầu phiên toàn thể là bài trình bày của diễn giả chính - GS.TS. Susan Sell đến từ Trường ĐH Quốc gia Australia, đã mang đến cho các nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo một bức tranh toàn cảnh về những thuận lợi và khó khăn của các nền kinh tế phương Tây dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Trong số hơn 50 bài viết gửi đến Hội thảo, có 18 bài tham luận được lựa chọn và chia thành các phiên thảo luận song song, tập trung vào các chủ đề chính là: Tài chính – Kế toán, Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Phát triển kinh tế & Kinh doanh quốc tế, Đầu tư quốc tế tại các nền kinh tế mới nổi, và Chuyển đổi số. Các phiên thảo luận đã diễn ra dưới sự chủ trì của các giáo sư đầu ngành từ các trường đại học danh tiếng trong khu vực: GS.TS. Tomohhiro Machikita – Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, ĐH Kyoto (Nhật Bản), GS.TS. Christina Ahmadjian – ĐH Hitotsubashi (Nhật Bản), GS.TS. Kirankumar Momaya - Học viện Công nghệ Bombay (Ấn Độ), các giáo sư Trường ĐH Rikkyo (Nhật Bản) GS.TS. Nobuya Takezawa, GS.TS. Randy Fowler, GS.TS. Mitsuhiko Kataoka, GS.TS. Toshiya Ozaki; và PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền (Trường ĐH Ngoại thương). Tại Hội thảo, các nhà khoa học và giảng viên đến từ các Trường ĐH tại Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực châu Á đã chia sẻ, trao đổi những kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn về nền kinh tế toàn cầu hoá; từ đó, cùng nhau tạo ra các cơ hội kết nối và hợp tác nghiên cứu trong tương lai.
PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền – Viện trưởng Viện VJCC, đơn vị đồng tổ chức Hội thảo phát biểu Bế mạc.
Các học giả, nhà nghiên cứu và khách mời của Hội thảo cùng sinh viên Trường ĐHNT chụp ảnh lưu niệm.
Hội thảo khoa học quốc tế VJIBC#02 – 2021 đã diễn ra thành công với nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giúp giải quyết được các vấn đề hiện tại của nền kinh tế khu vực trong kỷ nguyên “bình thường mới”; qua đó, đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và phát triển bền vững giữa Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Rikkyo nói riêng; và hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản nói chung, tạo tiền đề cho những Hội thảo với tính đột phá trong thời gian tới đây.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (ONLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 18/09/2024 đến 25/12/2024, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (OFFLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 26/09/2024 đến 31/12/2024, 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi
-
KHÓA TIẾNG NHẬT N4 TAISAKU THÁNG 9/2024
Thời gian : Từ 10/09/2024 đến 28/11/2024Giảng viên : Cô Đào Thị Thu Hằng, Thầy Cung Anh Tuấn, Cô Hà Thị Hường
-
KHÓA TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N4 THÁNG 9/2024
Thời gian : Từ 10/09/2024 đến 25/03/2025Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, Cô Kojima Nami, thầy Kodama Tomoharu