HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH SỐ
Sáng ngày 09/11/2021, tại Hội trường Viên phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC), Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kinh doanh quốc tế chuyên ngành kinh doanh số. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hội thảo được thực hiện bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo đã có sự tham gia tích cực của ba bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học nhằm đánh giá tổng quan nội dung chương trình học.
Tham dự buổi lễ, về phía các chuyên gia có sự hiện diện và tham gia trực tuyến của GS.TS. Hồ Tú Bảo – Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu, Viện Khoa học tiên tiến Nhật Bản, GS.TS.Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Khoa QTKD, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng; đại diện tổ chức quốc tế JICA, Ông Ishiguro Yohei – Cố vấn cấp cao hình thành dự án Cơ quan JICA Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp trong Cộng đồng Keieijuku Việt Nam.
Về phía Trường đại học Ngoại thương, buổi lễ hân hạnh được tiếp đón sự tham gia của PGS,TS Bùi Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS.Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS TS.Phạm Thu Hương – Phó hiệu trưởng, PGS.TS.Vũ Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo; PGS.TS.Nguyễn Thị Hiền – Viện trưởng Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC), ông Karasawa Masayuki – Cố vấn trưởng Dự án VJCC, cùng các thầy cô đại diện các đơn vị khác trong Nhà trường.
Ảnh 1: PGS. TS. Bùi Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nêu ra sự cần thiết của chương trình Kinh doanh số trong bối cảnh nền công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự cần thiết của các mô hình kinh doanh số trong đại dịch Covid-19, từ đó khẳng định nhu cầu lớn của thị trường về nguồn nhân lực kinh doanh số. Chương trình cũng được thừa hưởng những thành tựu, kinh nghiệm triển khai đào tạo của Nhà trường trong lĩnh vực Kinh doanh quốc tế. Hơn nữa, chương trình Kinh doanh số của Viện VJCC có sự đồng hành của các trường đối tác cùng các chuyên gia Nhật Bản, và đặc biệt có lợi thế về cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam trong gần 20 năm triển khai thực hiện dự án VJCC do JICA tài trợ. Qua đây, Thầy thể hiện những kỳ vọng của nhà trường về chương trình đào tạo Kinh doanh số của Viện VJCC sẽ là một chương trình mới, nổi bật được xã hội chào đón
Ảnh 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền – Viện trưởng Viện VJCC trình bày tham luận
Kế tiếp, thay mặt cho Viện VJCC, PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền trình bày tham luận tổng quan về những nội dung chính trong chương trình Kinh doanh số bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra và các học phần trong chương trình. Ngoài ra, cô Hiền nhấn mạnh những giá trị khác biệt mà chương trình Kinh doanh số của Viện VJCC là sự tham gia và gắn kết chặt chẽ của ba bên nhà trường – doanh nghiệp – người học, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong cộng đồng Keieijuku. Từ đó, chương trình học không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành đa chiều mà còn những kinh nghiệm thực tế khi triển khai dự án của các doanh nghiệp đồng hành.
Ảnh 3: Tham luận của GS. TS. Hồ Tú Bảo – Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản
GS. TS. Hồ Tú Bảo – Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản nối tiếp tham luận với chủ đề “Chuyển đổi số, Kinh tế số và Kinh doanh số”. Trong phiên tham luận, Thầy Hồ Tú Bảo đã trình bày và giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến chuyển đổi số trên các góc nhìn kỹ thuật và góc nhìn của những nhà kinh doanh. Hơn nữa, thầy còn chỉ ra những bài toán kinh doanh trong thời kỳ mới phải gắn liền với sự chuyển đổi số. Cuối cùng, dưới góc nhìn của nhà giáo dục và bằng những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chương trình Kinh doanh số trong 2 năm qua tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy đã gửi đến Hội thảo những lời khuyên thiết thực về việc xây dựng chương trình Kinh doanh số
Ảnh 4: Bài tham luận của GS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Khoa QTKD, ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng
Tiếp theo là bài tham luận của GS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Khoa QTKD, ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng với chủ đề “Kinh nghiệm triển khai chương trình Cử nhân Kinh doanh số tại Trường Đh Kinh tế Đà Nẵng”. Thầy Sơn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng chương trình Kinh doanh số tại Khoa QTKD – Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng và chỉ ra những cách tiếp cận khác nhau của chương trình Kinh doanh số. Từ những kinh nghiệm trên, thầy chia sẻ những khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình xây dựng.
Ảnh 5: Bài tham luận của TS. Nguyễn Tuấn Đức - Giám đốc điều hành Công ty Aime Next
Về phía doanh nghiệp, có bài tham luận của TS. Nguyễn Tuấn Đức - Giám đốc điều hành Công ty Aime Next (thuộc VNEXT Holdings, thành viên của CLB Keieijuku Việt Nam) với chủ đề “Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực kinh doanh số trong môi trường số”. Bài trình bày được thực hiện bởi một “virtual human- con người ảo” rất ấn tượng và tạo nhiều hứng khởi cho người tham dự.
Ảnh 6: Bài tham luận của TS. Nguyễn Tuấn Đức - Giám đốc điều hành Công ty Aime Next
Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia đại diện của sinh viên JIB với bài trình bày về chủ đề “Mysterace” dưới góc nhìn của người học.
Ảnh 7: Bài trình bày của sinh viên JIB, Viện VJCC
Phần cuối cùng, Hội thảo tiến hành phiên Q&A chia sẻ, giải đáp những thắc mắc của người tham gia đối với việc xây dựng chương trình, các mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình Kinh doanh số do Viện VJCC đảm nhiệm.
Bế mạc Hội thảo, PGS. TS. Bùi Anh Tuấn chủ trì hội thảo đã thay mặt toàn thể ban tổ chức gửi lời cảm ơn tới các các chuyên gia, các cố vấn, các đại diện doanh nghiệp. Hội thảo khép lại với những lời chúc từ các chuyên gia, cố vấn, các chủ doanh nghiệp và thể hiện những kỳ vọng từ phía Trường Đại học Ngoại thương về chương trình chất lượng cao trình độ đại học, chuyên ngành Kinh doanh số.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KỲ THI KIỂM ĐỊNH NĂNG LỰC KẾ TOÁN LẦN THỨ 124
Thời gian : 10/11/2024 (Chủ nhật)Giảng viên : Hiệp hội kiểm định kĩ năng kinh doanh Nhật Bản
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (ONLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 18/09/2024 đến 25/12/2024, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (OFFLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 26/09/2024 đến 31/12/2024, 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi
-
KHÓA TIẾNG NHẬT N4 TAISAKU THÁNG 9/2024
Thời gian : Từ 10/09/2024 đến 28/11/2024Giảng viên : Cô Đào Thị Thu Hằng, Thầy Cung Anh Tuấn, Cô Hà Thị Hường