Đào tạo doanh nhân và quản lý cấp cao

 

CHƯƠNG TRÌNH KEIEIJUKU

 

Đào tạo đội ngũ doanh nhân làm chủ các ngành công nghiệp Việt Nam

 

VÌ SAO NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO CẦN HỌC BÀI BẢN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

 

Đừng bao giờ có suy nghĩ đã là doanh nhân, quản trị doanh nghiệp thì không cần học nữa, chỉ cần làm!

Nhà quản trị là những người cần phải học nhiều nhất vì công việc của họ đòi hỏi quá nhiều kiến thức, thông tin và kỹ năng. Làm chủ doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải giỏi nhiều việc, từ tối ưu quy trình vận hành, nâng cao năng suất làm việc, đào tạo nhân sự, tìm kiếm khách hàng mới, lên chiến lược quản trị dài hạn, chiến lược cho các mảng kinh doanh, nhân sự, tài chính v.v

Để có thể áp dụng thành công các công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến, chế tạo sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao thì việc học hỏi những phương thức quản lý kinh doanh tiên tiến là vô cùng cần thiết. Các doanh nhân, nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần gấp rút  học hỏi, bổ khuyết và cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn (chế tạo sản phẩm, đào tạo con người) để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền công nghiệp, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, khó khăn và phù hợp với xu hướng hợp tác kinh tế khu vực và thế giới.

Thực tế cho thấy ở Việt Nam, các ngành sản xuất, chế tạo chưa có được sức hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài do thiếu sự phát triển đồng bộ về công nghệ sản xuất, phương thức sản xuất, đội ngũ lãnh đạo có năng lực và các ngành công nghiệp hỗ trợ; do vậy chưa tạo dựng được năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Và thực sự, giải pháp cho vấn đề này là ở chính năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Đặc biệt, trong giai đoạn vô cùng khó khăn này, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc khi phần lớn các chiến dịch marketing không còn đem lại hiệu quả, các cuộc gọi bán hàng ngày càng bị từ chối nhiều hơn, các chương trình giảm giá không còn là yếu tố quyết định. Theo nghiên cứu mới đây từ IBM, sự lên ngôi của mạng xã hội đã kết nối khách hàng lại với nhau, người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin ở doanh nghiệp. Thay vào đó, họ tin tưởng chia sẻ và nhận xét của những người tiêu dùng khác. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy, ưu tiên khách hàng là số 1, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị khách hàng cao.

 

Với quỹ thời gian vàng bạc của mình, các nhà quản trị hãy lựa chọn những chương trình đào tạo thực tiễn, chọn lọc và có tính cập nhật. Nếu có thể, hãy lựa chọn chương trình có giảng viên chính là các nhà quản trị.

 

Hãy đến với chương trình đào tạo Doanh nhân đặc biệt dành cho Việt Nam, tên gọi là KEIEIJUKU, do Trường Đại học Ngoại thương và Cơ quan JICA Nhật Bản phối hợp tổ chức.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CẤP CAO– KEIEIJUKU CUNG CẤP NHỮNG GIÁ TRỊ GÌ CHO HỌC VIÊN?

 

1. Tư duy toàn cầu: Các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp nói về mô hình quản trị doanh nghiệp của Nhật Bản dựa trên những kiến thức và chính kinh nghiệm của chuyên gia. Vì thế, các nội dung bài giảng sẽ cung cấp cho các nhà quản trị Việt Nam một bức tranh toàn cảnh về thế giới, về khu vực, về xu hướng phát triển các ngành công nghiệp và vì thế, tầm nhìn quả trị được mở rộng, khuyến khích các nhà quản trị doanh nghiệp chuyển góc nhìn theo tư duy toàn cầu.

2. Triết lý kinh doanh tử tế:  Triết lý kinh doanh tử tế xác định “sứ mệnh của công ty là cống hiến xã hội”, kinh doanh luôn “coi khách hàng là số 1”, “bán hàng phải bán cả nhân cách, niềm tin và kỹ thuật”; chế tạo sản phẩm “vượt cả mong muốn của khách hàng” và “tạo ra con người trước khi chế tạo sản phẩm” v.v Nhật Bản đã đạt được sự thần kỳ khiến cả thế giới khâm phục vào những năm 60 của thế kỷ 20, và tiếp tục là một quốc gia uy tín cao trong sản xuất  và chế tạo công nghiệp, một quốc gia mới nghe tên Made in Japan thôi, người tiêu dùng đã yên tâm tuyệt đối. Bí mật của thành công cũng được giải mã qua những cách thức mà các chuyên gia truyền dạy cho các nhà quản trị cấp cao - những người quyết định đến sự thịnh vượng và nhân văn của xã hội. 

3. Quản trị theo triết lý Kaizen- đổi mới liên tục: Tinh thần Kaizen của người Nhật thấm nhuần trong mọi cách thức thực hiện quản trị, từ cấp cao đến cấp trung và cấp cơ sở, từ những việc sự vụ hành chính đến những việc quan trọng như phát triển sản phẩm, đổi mới sáng tạo. Sự bứt phá xuất phát từ tinh thần Kaizen và không chịu lùi bước. Những câu chuyện trải nghiệm của các chuyên gia sẽ tạo động lực rất cao cho các học viên.

4. Quản trị theo chủ nghĩa Tam hiện: đây chính là nét độc đáo nhất của quản trị theo phong cách Nhật Bản và là con đường dẫn đến thành công khi thực hiện Kaizen và quản trị tinh gọn. Các nhà quản trị sẽ hoàn toàn thay đổi tư duy khi tiếp cận xử lý mọi vấn đề của doanh nghiệp: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề được nâng cao rõ rệt nhờ chủ nghĩa Tam hiện.

5. Quản trị bằng các công cụ chuẩn quốc tế: các học viên thấm nhuần triết lý kinh doanh, phương thức quản trị và công cụ quản lý đã trở thành “thương hiệu" của Nhật Bản như: BSC, KPI, MBO, 5S, KAIZEN, MUDA, KANBAN,  PDCA, HORENSO… giúp nâng cao năng suất làm việc, cải thiện quy trình sản xuất, cải tổ quản trị bộ máy nhân sự chiến lược nhằm duy trì tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.

6. Quản trị bằng cả trái tim và sự lãng mạn: Tính nhân văn và sự thú vị của nghề “quản trị” sẽ dần được cảm nhận qua rất nhiều kỳ học, qua nhiều câu chuyện kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp thực tế trên thương trường của những chuyên gia Nhật Bản- những người đã từng là quản lý cấp cao trên 30 năm kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn như Panasonic, Hermes, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu... Tất cả là để đồng cảm, sẻ chia và truyền lửa cho lớp lớp thế hệ quản trị doanh nghiệp, tiếp sức cho nhau trong việc đề ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình.

KEIEIJUKU - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CẤP CAO CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

1.  Khoá học duy nhất tại Việt Nam dạy về mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật Bản một cách bài bản, có hệ thống, có chọn lọc và luôn đổi mới.

2. Khoá học duy nhất tại Việt Nam mà các thầy cô đều là những người Nhật Bản, đã từng giữ vị trí quản lý cấp cao của các công ty toàn cầu như Tập đoàn PANASONIC, Công ty HERMES Japan, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu …., nhiệt tâm truyền đạt kinh nghiệm thực tế qua những câu chuyện đầy cảm hứng.

3. Khoá học duy nhất tại Việt Nam giúp các doanh nhân thấu hiểu, thấm nhuần bản chất và cách thực hiện “các công cụ quản lý kinh điển” của Nhật Bản và thế giới như 5S, Muda, ECRS, Kaizen, Kanban, Just-in-time, cut-cost, human error zero… qua 1 tuần vào vai người thao tác trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy Panasonic Việt Nam.

4. Khoá học duy nhất tại Việt Nam đảm bảo cho doanh nhân học viên được tận mắt kiểm chứng những điều đã được học là rất thực tế, rất khả thi với Việt Nam… thông qua chuyến đi thực tế 2 tuần tham quan nhà máy và các doanh nghiệp thành công tại Nhật Bản, dưới sự bảo lãnh của Cơ quan JICA Nhật Bản.

5. Khoá học duy nhất ở Việt Nam mà doanh nghiệp học viên có đặc quyền kết nối mạng lưới với 7000+ công ty SME Nhật Bản trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo và kinh doanh thương mại (dưới sự bảo trợ của Cơ quan JICA và tổ chức SME Support Japan)

6. Khoá học mà bất kỳ học viên nào cũng tự hào gọi tên “KEIEIJUKU”, tự hào khi là thành viên của Cộng đồng KEIEIJUKU để kết nối, lĩnh hội và chia sẻ kinh nghiệm với hơn 700 lãnh đạo doanh nghiệp khắp 3 miền Tổ quốc.

7.  Khoá đào tạo doanh nhân duy nhất trên Thế giới được Cơ quan JICA Nhật Bản sẵn lòng tài trợ học phí, hỗ trợ thăm quan và kết nối kinh doanh trong suốt thời gian từ 2009 đến nay.

 

CHƯƠNG TRÌNH KEIEIJUKU ĐÀO TẠO NỘI DUNG GÌ?

 

KEIEIJUKU là chương trình đào tạo nhà quản trị cấp cao của các doanh nghiệp Việt Nam do Viện VJCC thực hiện từ năm 2009 dưới sự hỗ trợ của tổ chức JICA.Chương trình được thiết kế công phu và có tính hệ thống với những kiến thức kinh doanh hiện đại và thực tiễn.

Nội dung chương trình KEIEIJUKU được thiết kế tinh gọn, phân bố hợp lý mỗi kỳ/1 tuần/1 tháng, kéo dài 12 tháng

 7 kỳ học tập trung với chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam về tư duy quản trị, về cách thức nắm bắt những thay đổi của thời đại, tâm thế của lãnh đạo, quản trị chiến lược, hoạch định và triển khai chiến lược ngắn, trung và dài hạn, chiến lược quản trị nhân sự, chiến lược marketing, chiến lược tài chính, triển khai kế hoạch kinh doanh…

 1 kỳ  thực tập tại nhà máy Panasonic Việt Nam về quản lý sản xuất theo phong cách Nhật Bản (Monozukuri)

 1 kỳ tham quan các nhà máy tiêu chuẩn tại Nhật Bản và kết nối kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản

 1 kỳ Báo cáo kết quả áp dụng kiến thức KEIEIJUKU vào thực tiễn doanh nghiệp
 

 

 

Chúng tôi mang đến cơ hội tham dự Khóa học Quản trị cấp cao được thiết kế công phu và có tính thực tiễn cao với chi phí tổ chức tương đương 10.000 USD/học viên.

 

1. BÀI GIẢNG MỞ ĐẦU “ XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP VÌ NGÀY MAI”: từ tầm nhìn doanh nhân đến tư tưởng, tâm thế và cách thức quản trị

 

 

Triết lý kinh doanh tử tế xác định “sứ mệnh của công ty là cống hiến xã hội”, kinh doanh luôn “coi khách hàng là số 1”, “bán hàng phải bán cả nhân cách, niềm tin và kỹ thuật”; chế tạo sản phẩm “vượt cả mong muốn của khách hàng” và “tạo ra con người trước khi chế tạo sản phẩm” v.v

 

Tất cả những kết tinh quản trị Nhật Bản và “Triết lý kinh doanh tử tế”  ấy được truyền đạt ngay từ kỳ học đầu tiên, trong bài giảng đặc biệt mở đầu chương trình qua những lời giảng sống động và thực tế từ thầy Toda Chosaku- người chuyên gia đã đi vào “huyền thoại” của chương trình.

 

Thầy Toda với hơn 30 năm kinh nghiệm quản trị cấp cao cấp của Tập đoàn điện tử Panasonic, “công thần” của nhiều sản phẩm Panasonic tại thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu trong 18 năm sẽ là người dẫn dắt, khai sáng, thậm chí là dự báo, cảnh báo những rủi ro, thách thức trong tương lai cho các nhà quản trị cấp cao Việt Nam tham gia chương trình KEIEIJUKU

 

 

2. CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (PHẦN CƠ SỞ): Biến tầm nhìn, ước mơ của nhà quản trị thành những chiến lược khả thi cao.

 

“Các nhà quản trị doanh nghiệp, xin đừng thuê tư vấn xây dựng chiến lược khi bạn thực sự chưa hiểu chân tơ kẽ tóc hiện thực doanh nghiệp mình! Việc xây dựng chiến lược thực ra rất đơn giản và có cách làm, chỉ cần các bạn làm đúng. Chúng ta cùng bắt tay vào làm thôi nào!”

 Chuyên gia, tiến sĩ Kawaguchi Shinichiro đã nói như vậy với tất cả các học viên của chương trình Keieijuku

 

Học phần cơ sở sẽ dẫn dắt học viên đến các vấn đề:

 

● Các quan điểm cần thiết để thực hiện tăng trưởng bền vững của một Doanh nghiệp

● Thiết lập các mục tiêu tổng thể của Doanh nghiệp là một điều kiện tiên quyết để xây dựng chiến lược

● Môi trường kinh doanh và phân tích SWOT

● Chiến lược quản trị trên quan điểm của BSC,

● Phân tích SWOT và bản đồ chiến lược theo quan điểm của BSC

● Mô hình kinh doanh và Miền/lĩnh vực kinh doanh (Business Domain)

● STP (Segmentation – Phân khúc thị trường, Targeting – Xác định thị trường mục tiêu, Positioning – Định vị)

● PLC (lifecycle -vòng đời sản phẩm)

● Phân tích PPM (Product Portfolio Management): Quản lý danh mục sản phẩm

 

Không cần ví dụ đâu xa, chính các doanh nghiệp học viên sẽ là những ví dụ thực tế nhất để chính chuyên gia và các học viên cùng phân tích, phản biện, đóng góp ý kiến và phác thảo nên các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

 

Mỗi ngày đi học, chắc chắn các nhà quản trị sẽ rất hạnh phúc vì giá trị thu được đôi khi còn lớn hơn cả những buổi họp với công ty tư vấn chiến lược hay với hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. Những buổi học “căng, hack não” nhưng đầy cảm xúc và động lực.

 

 

3. CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (PHẦN THỰC HÀNH NÂNG CAO): Cụ thể hoá từng chiến lược thành các chiến thuật triển khai và sử dụng khôn ngoan và hiệu quả các công cụ quản trị hiện đại.

 

Chuyên gia, tiến sĩ Kawaguchi sẽ tiếp tục nâng cao tính khả thi của chiến lược quản trị toàn công ty lên mức thực thi cao nhất bằng các công cụ quản trị hiện đại và thực tế. 

 

Chiến lược không phải là một tờ giấy viết ra cho yên tâm, không phải là một bản tuyên ngôn độc một lần cho mọi người biết, cũng không phải là thứ để trang trí chỉ có nhà quản trị mới biết. Chiến lược là để thực hiện. Một công nhân, nhân viên cần biết rõ họ đang làm vì mục tiêu gì và có ý nghĩa như thế nào đến sự sống còn của công ty và của chính họ.

 

Nội dung của kỳ học này tập trung vào:

 

1. Trực quan hoá quản trị

  Ưu điểm của quản trị trực quan

  Các bước thực hiện trực quan hoá quản trị

● Bước 1:Trực quan hoá các mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp bằng BSC

● Bước 2:Trực quan hoá môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp

● Bước 3: Trực quan hoá các chiến lược kinh doanh

● Bước 4: Trực quan hoá quản trị kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng KPI và phân tích quy trình.

● Bước 5: Trực quan hoá hệ thống giám sát

Quản lý KPI với tư cách là công cụ trực quan hóa trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực chiến lược

 

2. Cải cách kinh doanh dựa trên các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU

Kế hoạch tổng thể (Master Plan) về cải cách kinh doanh dựa trên SBU

   ① Xem xét/Xem xét lại mục tiêu lớn của SBU (Strategic Business Unit)

   ② Định vị/Tái định vị hoạt động kinh doanh chiến lược

   ③ Thiết kế/Tái thiết kế mô hình kinh doanh

   ④ Thiết kế/Tái thiết kế quy trình kinh doanh (Chuỗi giá trị = Value chain)

   ⑤ Đánh giá tính thị trường

   ⑥ Đánh giá sức cạnh tranh

   ⑦ Đánh giá khả năng sinh lời

   ⑧ Lập chiến lược cải cách kinh doanh dựa trên các phương án tùy chọn (option-base)

   ⑨ Xác định chiến lược cải cách kinh doanh dựa trên kết quả đánh giá đa chiều

   ⑩ Quản lý tổng hợp cơ cấu tổ chức, nguồn lực con người, hệ thống để thực hiện chiến lược cải cách kinh doanh một cách hiệu quả

   ⑪ Tổng kết Kế hoạch tổng thể (Master Plan) về cải cách kinh doanh

3. Chiến lược cho hoạt động kinh doanh mới

Năng lực cần thiết để có thể thành công trong hoạt động kinh doanh mới

Sáng tạo mô hình hoạt động kinh doanh mới (Mô hình kinh doanh tiêu biểu)

Điều tra mức độ thâm nhập thị trường của hoạt động kinh doanh mới

Thiết kế sản phẩm mới (sản phẩm, dịch vụ) cho hoạt động kinh doanh mới

Thiết kế quy trình kinh doanh của hoạt động kinh doanh mới

Thiết kế mô hình thu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh mới

Mô hình định giá chuẩn

Xem xét giá bán (từ quan điểm của phía cung cấp sản phẩm)

Xem xét giá bán (từ quan điểm quan hệ với các đối thủ cạnh tranh)

Xem xét giá bán (từ quan điểm khách hàng)

Kiểm tra giá bán (Tổng kết)

Thiết lập mục tiêu của hoạt động kinh doanh mới

Hoạch định chiến lược và chiến thuật cho hoạt động kinh doanh mới

 

4. QUẢN TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ:
Quản trị nhân sự đầy tính nhân văn, lấy con người làm trung tâm của mọi sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.
Mục đích của 1 tuần học giúp các nhà quản trị doanh nghiệp:

● Nắm được sự liên hệ về mặt thực tiễn giữa chiến lược quản trị kinh doanhchiến lược nhân sự.

● Biết cách biến chiến lược nhân sự thành chính sách nhân sự một cách cụ thể.

● Sau một vài năm có thể tạo sự khác biệt so với công ty khác và duy trì ưu thế cạnh tranh dựa vào nâng cao năng lực tổ chức bằng quản trị nguồn nhân lực chiến lược.

Nội dung của môn học xoay quanh 2 vòng tuần hoàn của HRM và HRD

1. Quản trị nhân sự chiến lược

- Vai trò của SHRM trong một Xã hội Kinh doanh cạnh tranh khốc liệt

- Sự thay đổi trong quản lý nhân sự có quan hệ như thế nào với một xã hội kinh doanh cạnh tranh khốc liệt?

- Chiến lược quản trị và Chiến lược nhân sự có sự kết nối với nhau như thế nào?

- Quản lý lao động có phải là Quản trị nguồn nhân lực chiến lược

 

2. Tuyển dụng- Bổ dụng- Đánh giá nhân sự

○ Thiết kế quy trình tuyển dụng

○ Mẫu tính toán tỷ lệ chi phí tiền lương và kế hoạch tuyển dụng

○ Bản mô tả công việc rõ ràng và dễ định lượng

○ Thông báo tuyển dụng như một công cụ quảng bá, marketing cho thương hiệu doanh nghiệp

○ Kế hoạch thời gian và phương pháp thực hiện đánh giá nhân sự

○ Đánh giá năng lực và Quản lý theo mục tiêu (MBO)

3. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

5. QUẢN LÝ SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH NHẬT BẢN

            Đây là kỳ học độc đáo nhất của chương trình đào tạo. Khoá học duy nhất tại Việt Nam giúp các doanh nhân thấu hiểu, thấm nhuần bản chất và cách thực hiện “các công cụ quản lý kinh điển” của Nhật Bản và thế giới như 5S, Muda, ECRS, Kaizen, Kanban, Just-in-time, cut-cost, human error zero… qua 1 tuần vào vai người thao tác trên dây chuyền sản xuất tại dây chuyền sản xuất tại nhà máy Panasonic Việt Nam.

 

Nội dung kỳ thực hành giúp học viên nắm bắt, trang bị kỹ thuật cơ bản trong “Loại bỏ lãng phí”, nuôi dưỡng và trau dồi “Khả năng phát hiện vấn đề” nhằm thực hiện phương thức sản xuất “JUST IN TIME”

Đào tạo 3 kỹ năng cải tiến 

1. Con người phát hiện được lãng phí và đưa ra được đối sách chỉ bằng việc lướt qua hiện trường.

2. Con người nhìn ra những điều bất ổn trong sản xuất bằng cảm giác và đưa ra đối sách ngay tại hiện trường.
3. Con người có thể loại bỏ lãng phí, gắn kết kết quả cải tiến với hiệu quả quản trị doanh nghiệp

Nhà quản trị thực sự hoá thân vào mọi cung bậc cảm xúc trong việc chuẩn chỉnh thao tác, cải tiến liên tục, phối hợp làm việc nhóm và quyết tâm đạt mục tiêu bằng trí tuệ và công sức tập thể. Thực sự năng suất của dây chuyền là sự cộng hưởng gấp nhiều lần của tổng công sức cơ học của mỗi cá nhân. Và bí quyết của Monozukuri - phương thức quản lý sản xuất Nhật Bản sẽ dần hé lộ qua từng giờ học và thực hành.
 

 

 

 

 

 

1. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 

            Nhà quản trị cần phải là người biết Đọc hiểu, phân tích, kiểm soát báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Đây không phải là công việc dành riêng cho Kế toán!

            Nội dung của kỳ học sẽ là những nội dung chắt lọc và quan trọng nhất giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt một số yếu tố quan trọng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, biết cách quản lý dòng tiền, cách đầu tư và quan trọng hơn cả là sắp xếp tổ chức doanh nghiệp hiệu quả dưới con mắt của nhà quản trị tài chính.

 

1- Tổng quan về kế toán và tài chính doanh nghiệp

Tổng quan về kế toán tài chính

Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

Những đặc điểm của hệ thống quản trị tài chính – kế toán tốt.

Nhiệm vụ, vai trò của chủ tịch HĐQT, CEO, CFO trong quản trị tài chính.

Tổ chức bộ máy kế toán tài chính và quản trị: Yêu cầu nghề nghiệp và tuyển dụng kế toán trưởng và nhân viên kế toán.

2- Đọc, phân tích, kiểm soát báo cáo tài chính

Giới thiệu phương pháp đọc báo cáo tài chính

Xác định các khoản mục quan trọng và khoản mục rủi ro và ra quyết định xử lý để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

Khung phân tích báo cáo tài chính

Phân tích và quản trị dòng tiền
Phân tích các chỉ số tài chính chính cơ bản trong doanh nghiệp, ý nghĩa các chỉ số

Bài tập tình huống về cơ cấu tài chính doanh nghiệp trong trường hợp mất cân đối tài chính

Bài tập nhóm về Phân tích dự án đầu tư

 

1. MARKETING

“ Chúng ta bàn về thứ Marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững hơn là về các chương trình thúc đẩy bán hàng”

Theo tinh thần ấy, nội dung của kỳ học tập trung vào các vấn đề:

Các yếu tố nền tảng để xây dựng chiến lược Marketing

• Hệ thống thông tin và dữ liệu Marketing (1): Nghiên cứu thị trường | Nghiên cứu

khách hàng cá nhân; Nghiên cứu khách hàng doanh nghiệp.

•  Hệ thống thông tin và dữ liệu Marketing (2): Phân đoạn thị trường (Phân khúc

khách hàng) | Phân tích đối thủ và các áp lực cạnh tranh

Thực thi kế hoạch Marketing chiến lược

Kế hoạch Marketing và Mô hình Marketing-Mix truyền thống (4P): Sản phẩm, Giá,

Phân phối, Xúc tiến | Mô hình Marketing-Mix mở rộng: 7P, 4C, 4A, 4E... | Đề xuất giá trị và

Định vị.

Dịch vụ và trải nghiệm khách hàng

Đổi mới sáng tạo

Xu hướng Marketing thế giới và Digital Marketing

 

2. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ KẾT NỐI KINH DOANH NHẬT BẢN

 

            Sau tất cả các kỳ học về nội dung chiến lược quản trị toàn công ty và các chiến lược quản trị từng mảng sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing…. kỳ học về lập kế hoạch kinh doanh một lần nữa vẽ bức tranh quản trị doanh nghiệp vô cùng cụ thể theo chủ nghĩa trực quan hoá, cụ thể hoá và định lượng hoá mọi vấn đề của công ty.

           

Nội dung của kỳ học được thực hiện dạng workshop

  1. Workshop: Xây dựng Kế hoạch kinh doanh

 ・”Triết ký kinh doanh và kế hoạch kinh doanh bắt đầu với câu hỏi Tại sao (WHY)”

 ・Thực hành về quản trị rủi ro

 ・Nhìn nhận lại về chiến lược của công ty khi xây dựng kế hoạch ngắn/trung/dài hạn

   -Hình ảnh lý tưởng – Vấn đề - Chiến lược – Hành động

  1. Workshop: Quản trị dòng tiền  

 ・Ứng dụng kiến thức tài chính kế toán vào thực tiễn quản lý

 ・Khái niệm cơ bản và thực tiễn về quản trị dòng tiền

  1. Workshop: Mô phỏng về tài chính
  2. Workshop Lập Kế hoạch kinh doanh – theo nhóm và thi đua giữa các nhóm

 ・Lập Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thực tế

Lập kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trung hạn

  1. Workshop: Kết nối kinh doanh (Business Matching) 「Điều kiện giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản」

Giá trị khách hàng, mô hình kinh doanh, phân tích khả năng chiếm giữ khách hàng

Tiếp thị B2B

   Tạo dựng concept cho triển lãm và buổi kết nối kinh  doanh

 

3. THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN

Một trong những kỳ học được mong đợi nhất trong khóa KEIEIJUKU chính là “Kỳ thực tập tại Nhật Bản - Japan Trip” được coi là một trong những kỳ học mang lại nhiều giá trị nhất cho những doanh nghiệp tham gia. Trong vòng 2 tuần, các học viên của khóa học kinh doanh cao cấp Keieijuku sẽ thực tập trực tiếp tại Nhật Bản với chi phí được tài trợ toàn bộ bởi JICA.

            Các anh chị học viên sẽ cơ hội tham quan các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản như JTOP JSC, Noble Electronic, Hikariss, Mizuki Co., Ltd, Rengo JSC,HONDA, ... Việc tham quan một nhà máy ở Nhật là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên, đối với học viên Keieijuku, dưới sự bảo trợ của JICA, các học viên sẽ được tiếp đón nồng nhiệt và tận mắt quan sát quy trình sản xuất, layout nhà máy, cách doanh nghiệp Nhật vận hành, tổ chức và đào tạo nhân lực. Quá trình này sẽ mang lại cho các nhà quản trị  những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng hệ thống sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, tìm ra triết lý kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp,...

            Bên cạnh đó, kỳ học còn mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà quản trị Việt Nam thông qua các buổi Kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản.Và để quá trình này diễn ra thành công, trước khi sang Nhật, các anh chị học viên sẽ gửi hồ sơ doanh nghiệp cho SMRJ - Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản. Từ đây, SMRJ sẽ có trách nhiệm như một chiếc cầu nối, giúp anh chị tìm được những khách hàng phù hợp nhất. Đây cũng chính là một trong những giá trị lớn lao nhất mà kỳ học mang lại cho học viên: giúp họ kết nối mạng lưới & kinh doanh với các công ty Nhật Bản, hiểu rõ nhu cầu và thực hành phương pháp tiếp cận doanh nghiệp Nhật.

            Và không chỉ cung cấp kiến thức và cơ hội kinh doanh, kỳ học còn là dịp để các Nhà quản trị khám phá thêm về văn hóa, con người của đất nước mặt trời mọc. Các anh chị học viên sẽ được trải nghiệm nghệ thuật trà đạo nổi tiếng của Nhật Bản, cũng như ghé thăm những địa danh nổi tiếng tại đây. Qua đó, các học viên sẽ hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa kinh doanh Nhật Bản, từ đó làm cho tình yêu với đất nước cũng như các mối quan hệ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản càng thêm bền chặt.

 

 

 

ĐỐI TƯỢNG NÀO PHÙ HỢP ĐỂ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO -KEIEIJUKU

 

Nhà quản trị cấp cao, ban lãnh đạo doanh nghiệp (cán bộ điều hành, giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch HĐQT, CEO…) của các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và doanh nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm thuộc các lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ.

● Học viên phải là những người có ý thức cải cách cao”, “ nhận thức rõ” về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình,  quyết tâm đổi mới, cải cách doanh nghiệp theo mô hình quản trị chuyên nghiệp.

 

 

NGÔN NGỮ GIẢNG DẠY:  

Tiếng Việt

Tiếng Nhật (có phiên dịch Việt- Nhật)

 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1 năm, chia thành 10 kỳ, mỗi kỳ 5 ngày (là các ngày từ Thứ hai đến Thứ sáu trong tuần)

Sáng: 9:00 ~12:00;             

Chiều: 13:30~16:30 (nghỉ trưa 90 phút)

 

GIẢNG VIÊN

Chuyên gia Nhật Bản:

Ông Toda Chosaku:

-Tốt nghiệp Cao học Đại hoc Havard, Khoa kinh tế Đại học Wakayama
- Từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Thành viên Ban điều hành, Phó giám đốc, Cố vấn cấp cao…tại các công ty: Công ty Cổ phần Thông tin Nhật Bản, Công ty Công nghiệp Điện tử Matsushita, Công ty Cổ phần phát thanh EP…Giám đốc Học viện đào tạo sinh viên Cao học thuộc Matsushita Scholarship
- Phụ trách nhiều dự án lớn trên phạm vi toàn cầu: xây dựng và phát triển hệ thống thông tin dữ liệu Motorbike tại Trung Quốc, Anh, Mỹ; giải pháp dự án nước ngoài tại Mỹ và Châu Âu; tái thiết lập dự án truyền hình toàn cầu và phát triển dự án mới tại Nhật Bản…
- Kinh nghiệm giảng dạy nhiều khóa học Kinh doanh, Marketing tại nhiều nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Mông Cổ, Uzerbekistan
- Giảng viên cao cấp & chuyên gia tư vấn về Chiến lược Marketing của Tập đoàn Matsushita.
- Với hơn 35 năm kinh nghiệm làm việc cho tập đoàn Matsushita ở nhiều cương vị: Giám đốc bộ phận phát triển & sản xuất Tivi; Giám đốc phát triển kinh doanh; Giám đốc bán hàng trong nước & quốc tế; Trưởng đại diện của Matsushita tại Anh quốc; Cố vấn trưởng cao cấp về Truyền thông cho công ty Hệ thống & giải pháp Panasonic…

 

Bà Yamazaki Kyoko:

- Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Kobe liên quan đến Hành vi và Tâm lý tổ chức, Nhân sự và Marketing dịch vụ

- Nguyên giám đốc nhân sự các tập đoàn lớn của Nhật Bản (Hermes Japan)
- Chủ tịch Athena HROD- chuyên tư vấn về nhân sự và phát triển tổ chức cho doanh nghiệp
- Chuyên gia tư vấn phát triển tổ chức và nguồn nhân lực.
- Chuyên gia về HR đã được chứng nhận bởi tổ chức JSHRM
- Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Quản trị Nguồn nhân lực Nhật Bản.

 

Ông Kawaguchi Shinichiro:

- Cố vấn cao cấp, tư vấn quản lý Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu. Chuyên gia đào tạo doanh nghiệp, Giám đốc thuộc Hội đồng quản trị công ty MSC International; Là chuyên gia tư vấn của dự án EBRD (Tái cơ cấu & phát triển ngân hàng Châu Âu).
- Là một trong những chuyên gia hàng đầu về nguồn nhân lực, tư vấn quản lý tại Nhật Bản, Đông Nam Á, Trung Á…
- Thành viên Hội đồng Giáo sư Khoa Kinh tế Đại học Quốc lập Mông Cổ; Chuyên gia cao cấp JICA
- Trưởng phòng kỹ thuật, quản lý sản xuất cũng như đào tạo nguồn nhân lực công ty Nihon Musen
- Kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy các khóa học về Chiến lược Kinh doanh, Điều hành doanh nghiệp tại nhiều nước trong khu vực

 

Ông Tsuyoshi SHIMIZU:

- Cố vấn Tập đoàn Panasonic Excel International, chuyên gia cao cấp JICA
- Hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc cho tập đoàn Matsushita (Panasonic)ở nhiều cương vị như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc nhà máy; Giám đốc điều hành;...
- Nguyên Hiệu trưởng trường học Monozukuri, Nguyên Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật điện tử Matsushita
- Từng làm việc tại công ty Phát triển nhân sự, trưởng phòng dự án công ty Display Devices
- Giám đốc nhà máy Matsushita Malaysia
- Chuyên gia đào tạo và tư vấn hiện trường tại Việt Nam
- Kinh nghiệm giảng dạy các khóa về Lập kế hoạch sản xuất, Quản lý Sản xuất, Cải tiến…

 

Ông Hirato Yasuhiro:

- Tốt nghiệp Cử nhân ngành Cơ khí khoa Kỹ thuật Đại học Hiroshima
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tư vấn viên Công ty Dream Realizer- công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn mảng sản xuất và cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp
- Kinh nghiệm 30 năm làm việc tại nhiều bộ phận và dự án của Tập đoàn Panasonic, đặc biệt trong mảng quản lý sản xuất và xây dựng hệ thống IT. Kỹ sư cao cấp với kinh nghiệm làm việc trong đào tạo cải tiến sản xuất của Tập đoàn.
- Giảng dạy tại nhiều nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia… cũng như tại một số trường Đại học tại Nhật về mảng quản lý và cải tiến sản xuất trong đó có Đại học Công nghiệp Osaka
- Nhiều sáng kiến để cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp xuất sắc, đạt huy chương vàng trong cuộc thi về Cải tiến sản xuất. Có kinh nghiệm 24 năm với cương vị Phụ trách kỹ thuật sản xuất (Đạt được 2 huy chương vàng)

 

Ông Naoki Sugiura:

- Nguyên giám đốc Panasonic Việt Nam

- Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Leap Bridge VJ Partner
- 34 năm chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược kinh doanh tại nước ngoài của Panasonic (Mỹ-Anh-Việt Nam); 6 năm hỗ trợ xúc tiến kinh doanh tại Việt Nam
- Là chuyên gia xúc tiến cho các quốc gia mới nổi của JETRO, Chuyên gia tư vấn cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh tại Việt Nam, Chuyên gia đánh giá doanh nghiệp SMEs
- Thông thạo lĩnh vực chứng chỉ công về tư vấn kinh doanh, đáp ứng các vấn đề kinh doanh đa dạng như pháp chế, PR, thương hiệu, môi trường, kế toán, CSR (trách nhiệm XH của DN), tiếng Anh...; thông thạo việc triển khai dự án tại các thị trường Âu Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Á. Phát huy kinh nghiệm và khả năng chuyên môn sau 34 năm làm việc tại Panasonic, hiện tại đang làm giảng viên về các vấn đề chiến lược  kinh doanh toàn cầu như xây dựng chiến lược, thực hiện dự án, đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp các nước trên thế giới.
- Đứng đầu Tổ công tác (working team) trong đàm phán xúc tiến đầu tư giữa Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam (“Sáng kiến chung Nhật Việt’’) trong 3.5 năm làm nghiệp vụ phụ trách lập kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam.
- Hợp tác với ĐSQ Nhật Bản, JETRO, JICA, Phòng TMCN Nhật Bản và hơn 10 doanh nghiệp Nhật Bản để đàm phán với Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Kế hoạch đầu tư về việc xây dựng pháp luật về môi trường (hàng tái chế...).

 

Giảng viên Việt Nam: giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo và tư vấn cho doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Quốc tế.

 

 

SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN:  30 học viên/Khoá

 

ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP:  Viện VJCC-  Hà Nội , 91 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 

MỨC ĐÓNG GÓP

Toàn khóa: 95.000.000 đồng (bao gồm kỳ thực tập tại Nhật dành cho những học viên đạt 95% tham gia toàn khóa học, các hoạt động follow-up: tham quan doanh nghiệp, seminar, học phí, tài liệu học tập và thực hành v.v )

● Khóa học được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

 

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để nhận tư vấn chi tiết về chương trình đào tạo KEIEIJUKU của VJCC

HỒ SƠ DỰ TUYỂN

1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển (bằng tiếng Việt và 1 bản dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Nhật) theo mẫu

(Mẫu hồ sơ có thể download tại ĐÂY )

2. Thư giới thiệu của giám đốc tổ chức/doanh nghiệp (đối với những đối tượng dự tuyển không phải là người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp)

※    Việc lựa chọn học viên của khóa học căn cứ chủ yếu trên kết quả của Hồ sơ và kết quả phỏng vấn.

-----------------------------------------------------------------

Hồ sơ chính thức được gửi qua đường bưu điện

Bì thư ghi rõ: HỒ SƠ DỰ TUYỂN KEIEIJUKU

Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC-HN)

                        Địa chỉ : Trường đại học Ngoại thương, 91 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 

File mềm hồ sơ xin gửi qua email đến: --------------------------------------------------------------------------------

Thông báo trúng tuyển: Cuối tháng  (dự kiến)

 

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 

Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)

Địa chỉ:  Trường đại học Ngoại thương, 91 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại :  024-3775-1278

TRẢI NGHIỆM KHÓA HỌC:

https://www.youtube.com/watch?v=BrsDvML_yow

 

Bạn có bao giờ tin rằng chỉ nhờ tham gia học một khoá học về quản trị doanh nghiệp mà cá nhân bạn thay đổi tích cực và doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mỹ mãn và bứt phá quy mô? 

Hãy để chúng tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện về một chương trình như thế! Đó là KEIEIJUKU (thời lượng 12 tuần) của Viện VJCC (Trường Đại học Ngoại thương)

 Hiệu quả của chương trình đã được chứng minh bằng chính những câu chuyện của các doanh nhân, nhà quản lý là học viên của các Khóa KEIEIJUKU:

 

  Công ty CP FECON (Học viên KEIEIJUKU khoá 1 ~ khoá 14): Doanh thu tăng từ 250 tỷ lên 3060 tỷ trong 10 năm từ 2009 – 2019

  Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Vũ (Học viên KEIEIJUKU Khoá 7, khoá 12, 13, 14, 15): Doanh thu tăng từ 1200 tỷ lên 2075 tỷ trong 5 năm 2015-2020

  Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Đức (Học viên KEIEIJUKU khoá 1, khoá 6, khoá 7, khoá 12): Doanh thu tăng từ 50 tỷ lên 1300 tỷ trong 8 năm từ 2009 – 2017

Ngoài 3 doanh nghiệp trên, KEIEIJUKU cũng đã đã góp phần tạo dựng sự thành công cho hàng trăm doanh nghiệp khác ở Việt Nam.

 Khi tham gia vào khóa học, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường học tập đầy thực tiễn và mang tính ứng dụng cao khi:

   Được tham gia vào Cộng đồng KEIEIJUKU với hơn 700 lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực sản xuất, chế tạo công nghiệp và dịch vụ: FECON, HANEL, NHỰA TIỀN PHONG, SAKI, INOX HOÀNG VŨ, CANIFA, XI MĂNG VICEM,...

  Được sự bảo trợ của JICA để kết nối với hơn 7000 công ty Nhật Bản của tổ chức SME Support Japan.

  Được tổ chức SMRJ tìm kiếm đối tác phù hợp để kết nối trực tiếp trong kỳ Thực tập tại Nhật Bản.

  2 tuần thực tế tại Nhật Bản, học viên được vào tham quan trực tiếp các nhà máy của doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

 Nhanh chóng trở thành đối tác uy tín của doanh nghiệp Nhật Bản với thương hiệu “HỌC VIÊN KEIEIJUKU”

  Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để nhận tư vấn chi tiết về chương trình đào tạo KEIEIJUKU của VJCC!

 

 

Bà Bùi Thị Hải Yến - Tổng Giám đốc Tập đoàn HANEL:

Ấn tượng nhất đối với tôi qua khóa học là tinh thần mạnh mẽ, nhiệt huyết và sự tận tâm, chân thành của các thầy cô giáo Nhật Bản trong việc truyền đạt cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt và thấm thía hơn cả, đối với tôi, là các thầy đã truyền được ý chí, tinh thần doanh nhân Nhật Bản cho các học viên. Những bài giảng lý thuyết luôn gắn với thực tiễn, những bài tập tưởng chừng đơn giản mà nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhiều khơi gợi cho tư tưởng sáng tạo trong kinh doanh, những chia sẻ của các thầy về việc nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân không chỉ nghĩ cho mình, cho doanh nghiệp của mình, mà còn nghĩ đến lợi ích của cả cộng đồng và xã hội, đã thực sự thắp nên ngọn lửa "Tinh thần doanh nhân Nhật Bản" trong tôi. Keieijuku khóa 12 đã kết thúc, nhưng ngọn lửa tinh thần doanh nhân vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững, vì một tầm nhìn xa rộng hơn sẽ còn sáng mãi trong tôi

Ông Vũ Tiến Công - Tổng Giám đốc Tập đoàn INOX HOÀNG VŨ

 

Tham dự Khóa học KEIEIJUKU là một may mắn đối với tôi khi được học những kiến thức thực tiễn từ các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam và từ chính những doanh nhân học cùng khóa. Việc áp dụng các kiến thức quản trị và công cụ 5S, Kaizen, Kanban đã mang lại cho công ty chúng tôi nhiều thay đổi tích cực: giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho khách hàng và cho xã hội.

 

Bà Trần Thị Thu Trang - Tổng giám đốc Công ty CP Hanel PT

 

KEIEIJUKU là khóa học rất hữu ích đối với nhà quản trị  doanh nghiệp Việt Nam. Sự khác biệt của chương trình là ở  sự  thay  đổi  nhận  thức  về  con  đường  phát  triển doanh nghiệp bền vững và sứ mệnh cống hiến xã hội cho doanh  nhân Việt Nam

 

Ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Công ty CP TM & PT PMA

 

Trước khi học, tôi băn khoăn vì công ty mình còn bé quá, tham gia học liệu có hiệu quả hay chưa? Nên suốt 1 năm mới quyết định tham gia học. Khi tham gia Keieijuku, mặc dù hiện tại chưa áp dụng vào thực tế được nhiều cho doanh nghiệp nhưng đã hệ thống lại được như thế nào là một doanh nghiệp và quyết tâm từng bước xây dựng một công ty vững chắc.

Đặc biệt, tôi được quen biết với các anh chị em Kei 12 và Kei Club, được học hỏi những kiến thức, mô hình kinh doanh và được nghe về những thất bại xương máu của anh chị đi trước để rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình!

Xin chân thành cảm ơn VJCC, JICA, các thầy cô giảng dạy và giúp đỡ ở Việt Nam và Nhật Bản đã làm thay đổi bản thân mình.

Ông Đỗ Xuân Ánh - Công ty TNHH Thành Linh

 

Kể từ khi tốt nghiệp đại học, bản thân tôi đã tham gia nhiều khóa học ngắn hạn, trung hạn ở nhiều tổ chức, trung tâm khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Nhưng chưa có trung tâm, tổ chức đào tạo nào để lại cho tôi nhiều ấn tượng như ở khóa học Keieijuku và các hoạt động của cộng đồng Kei. Điểm nổi bật nhất, ấn tượng nhất trong khóa học và cộng đồng Kei là sự tử tế, lòng chân thành, trách nhiệm, tận tình và luôn luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ của tất cả các thầy cô, các cán bộ nhân viên của VJCC và toàn thể học viên.





Tôi luôn cảm thấy may mắn và tự hào khi được tham gia vào cộng đồng Keieijuku

  

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC