RECAP BFS #58: QUẢN TRỊ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Buổi tọa đàm được dẫn dắt bởi Chuyên gia Nhật Bản, Ms. Sato Keiko - Cố vấn trưởng Nhóm Ngân hàng phát triển Châu Á, và diễn giả khách mời Ông Nguyễn Trọng Thưởng, học viên Keieijuku Khóa 10 - Tổng Giám đốc Công ty CP Giải pháp Tự động hóa ETEK.
Ảnh lưu niệm của buổi tọa đàm
Bằng những kinh nghiệm phong phú của mình, chuyên gia Sato Keiko đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa về bối cảnh giao thoa văn hóa hiện nay, cũng như các cách thức để doanh nghiệp quản trị đa văn hóa hiệu quả, kinh doanh thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng.
Phần chia sẻ của chuyên gia Sato Keiko - Cố vấn trưởng Nhóm Ngân hàng phát triển Châu Á
Từ những bài học đúc kết được của bản thân, chuyên gia cũng đã chỉ ra sự giống và khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như các nền văn hóa khác trên thế giới. Theo chuyên gia, cả hai nước đều cùng thuộc nhóm văn hóa Reactive nên có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, giá trị quan cũng như việc quản trị doanh nghiệp, cách thức thực hiện công việc có những điểm khác nhau lớn. Từ đó, chuyên gia Sato Keiko đã đưa ra những điểm quan trọng cần phải lưu ý khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Phần chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Thưởng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp tự động hóa ETEK
Ngoài những kiến thức quý giá được chuyên gia Sato Keiko chia sẻ, các doanh nghiệp tham gia sự kiện cũng được tiếp cận về văn hóa thấu hiểu trong kinh doanh quốc tế từ góc nhìn thực tế của Công ty Cổ phần Giải pháp tự động hóa ETEK - thành viên Cộng đồng Keieijuku Việt Nam do ông Nguyễn Trọng Thưởng trình bày. Đối với ông Thưởng, khi làm việc với các đối tác là doanh nghiệp quốc tế, ngoài việc hiểu rõ mong muốn của khách hàng, bản thân doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau, việc nắm được rõ sự giao thoa văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Các doanh nghiệp tham dự tọa đàm đặt câu hỏi cho chuyên gia
Cuối sự kiện, các doanh nghiệp tham dự tọa đàm đã cùng nhau bày tỏ cảm xúc, sự tri ân của mình trước những kiến thức giá trị được chia sẻ từ chuyên gia Sato Keiko và diễn giả Nguyễn Trọng Thưởng . Những thông tin, kinh nghiệm trong buổi tọa đàm luôn vô cùng hữu ích, giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống quản trị của mình trước những khó khăn hiện tại và tương lai. Viện VJCC xin chân thành cảm ơn sự sẻ chia quý giá từ các diễn giả và sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp đã giúp sự kiện tọa đàm BFS số 58 lần này diễn ra thành công tốt đẹp
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N3 Taisaku tại TP. HCM Tháng 01/2025
Thời gian : 04/01/2025 - 01/4/2025 (30 buổi/60 giờ)Giảng viên : Cô Nguyễn Thuỳ Tiên, Cô Trần Bích Thuỷ
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 01/2025
Thời gian : 04/01/2025 - 13/4/2025 (24 buổi/72 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 01/2025
Thời gian : 04/01/2025 - 13/4/2025 (24 buổi/72 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC BIÊN - PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT CƠ BẢN ONLINE
Thời gian : 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5 (từ 19:00-21:00)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giảu kinh nghiệm