9 NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Giám đốc nhân sự là người đứng đầu và chịu giám sát bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp. Mọi người đều biết rằng giám đốc nhân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng ít người nắm rõ được giám đốc nhân sự phải thực hiện nhiệm vụ nào.
 

I. Giám đốc nhân sự là ai? 
     
Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer, viết tắt là CHRO) chính là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách về những vấn đề liên quan đến nhân sự. Họ là người giám sát các chính sách, thực tiễn và hoạt động quản lý nhân sự và quan hệ lao động của tổ chức. Một số tổ chức gọi vị trí này là giám đốc nhân sự CPO. 


II. Nhiệm vụ chính của Giám đốc nhân sự 

      Giám đốc nhân sự nắm giữ vai trò quan trọng. Tùy theo đặc điểm công ty mà giám đốc nhân sự có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Nhưng tựu chung lại, giám đốc nhân sự có 9 nhiệm vụ chính sau đây: 

1.Lãnh đạo và quản lý chung bộ phận nhân sự 
Trên cương vị là giám đốc nhân sự thì nhiệm vụ đầu tiên là lãnh đạo và quản lý. Họ là người đảm nhận công tác quản lý, khai thác và sử dụng lao động nhân sự của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Họ là người cầm cương, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự. 

2. Giám sát tuyển dụng và giữ chân nhân tài
Tuyển dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện rõ chức năng của bộ phận nhân sự. Giám đốc nhân sự cần xây dựng một kế hoạch tuyển dụng hiệu quả để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Kế hoạch này bao gồm việc cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả các ứng viên, các sáng kiến đào tạo nhân viên, chương trình phát triển nghề nghiệp.

3. Sợi dây thép liên kết người lao động và người sử dụng lao động
Họ là trung gian kết nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo công ty. Họ bảo vệ quyền lợi cho nhân viên về vấn đề tài chính, đồng thời họ cùng ban lãnh đạo xây dựng hệ thống lương thưởng và các chế độ đãi ngộ để thúc đẩy năng suất công việc của người lao động. Không phải lúc nào mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo đều mưa thuận gió hoà, mà cũng có những lúc buồm căng bão lớn. Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là biến buồm căng bão lớn thành biển lặng trời xanh, cần trao đổi với lãnh đạo và nhân viên để cả hai bên đều cùng hưởng lợi ích trong vui vẻ.

4. Phân tích dữ liệu nhân sự
Việc phân tích dự liệu nhân sự, bên cạnh việc mổ xẻ kết quả mà nhân viên đạt được, hay sắp xếp số đo về KPIs, tỷ lệ nghỉ việc, lịch sử làm việc, mức lương thưởng... còn đòi hỏi giảm đốc nhân sự phải có cái nhìn sâu sắc, bao quát, toàn diện về nhân sự. Bên cạnh đó, họ cũng cần phân tích hiệu suất làm việc của nhân viên, tìm ra thiếu sót và đề xuất phương án cải thiện hiện suất làm việc. Sau đó, họ sẽ truyền kết quả phân tích này đến trường bộ phận phòng ban để giải quyết vấn đề. 

5. Ra quyết định vấn đề nhân sự 
Giám đốc nhân sự cũng có nhiệm vụ đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến nhân sự chẳng hạn việc tuyển dụng nhân sự, xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu công ty,.. Việc ra quyết định là một trong những nhiệm vụ khó khăn, đảm bảo rằng giám đốc nhân sự cần có lượng kiến thức vững và tầm nhìn rộng. Khi bộ phận nhân sự ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại 4.0 cùng xu hướng hội nhập kinh tế, những vấn đề liên quan đến nhân sự càng phải được suy xét một cách kỹ lưỡng. 

6. Quan sát sự thay đổi trên thị trường lao động 
Họ sử dụng hiểu biết và kiến thức của bản thân tìm ra những nghề nghiệp có cơ hội phát triển trong tương lai. Điều này giúp họ tìm được nguồn nhân sự phù hợp, từ đó phát triển thành lực lượng lao động chất lượng để đạt những kế hoạch và mục tiêu doanh nghiệp đặt ra. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ đưa ra đánh giá về khả năng phát triển nhân sự ở hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Nhờ điều này mà họ luôn đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ luôn có lực lượng nhân sự chất lượng có sẵn.

7. Hoạch định chiến lược chính xác 
Khi công ty có một dự án hợp tác, giám đốc nhân sự sẽ phải lập kế hoạch chuẩn bị đội ngũ nhân sự tham gia dự án đó, đồng thời phải dự đoán hướng phát triển của nguồn nhân lực để đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời khi cần thiết.
Giám đốc nhân sự phải tối ưu để sử dụng con người hiệu quả. Thay vì giảm chi phí tiền lương thì sẽ tăng năng suất lao động của nhân viên cùng với các khoản chăm lo đời sống tinh thần và lương thưởng cũng phải tăng mà không được giảm.

8. Tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự 
Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp thông qua những khoá đào tạo về kỹ năng, chuyên môn miễn phí dành cho nhân viên. Điều này giúp nhân sự nâng cao trình độ từ đó cải thiện hiệu suất làm việc. Giám đốc nhân sự cần có một kế hoạch bài bản từ ngân sách, thời điểm, thời gian đến số lượng, đối tượng nhân sự sẽ tham gia việc huấn luyện đào tạo nghiệp vụ này.

9. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Môi trường làm việc văn hoá được coi là yếu tố thúc đẩy động lực của nhân viên. Nhiệm vụ của họ là xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh, nơi mọi người được đối xử bình đẳng, thân thiện. Bởi người lao động luôn đòi hỏi môi trường làm việc năng động cởi mở và sáng tạo. Giám đốc nhân sự là người thúc đẩy hoạt động văn hoá của doanh nghiệp để gắn kết mọi người lại thành một tập thể đoàn kết.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC