Quản lý sản xuất là gì? Làm thế nào để quản lý sản xuất hiệu quả?

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Quản lý sản xuất là một công việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, chính vì vậy, việc nhận thức được quản lý sản xuất là gì, phương pháp quản lý sản xuất như thế nào để phù hợp với doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. 

I. Quản lý sản xuất là gì

  1. Khái niệm

Quản lý sản xuất (Production Management) là quy trình bao gồm các hoạt động từ lên kế hoạch sản xuất đến quản lý, theo dõi quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra thành phẩm phẩm, cuối cùng là xây dựng và thực hiện các dịch vụ hậu sản xuất theo yêu cầu của khách hàng nhằm hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Theo đó, quản lý sản xuất bao gồm ba nội dung chính là:

  • Thiết kế và lập kế hoạch sản xuất;

  • Thực hiện quản lý và theo dõi quá trình sản xuất;

  • Xây dựng và quản lý các dịch vụ hậu sản xuất. 

  1. Các phương thức sản xuất phổ biến hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thường thực hiện việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ theo 3 phương pháp chủ yếu: 

  • Tổ chức sản xuất theo dây chuyền: Đây là phương thức sản xuất đang được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất hiện nay, với đặc điểm là tính liên tục và đồng nhất về chất lượng. Quy trình sản xuất được chia nhỏ thành từng bước, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định để đảm bảo sự chặt chẽ và sự liên tục của dây chuyền. Phương pháp tổ chức sản xuất này giúp doanh nghiệp tận dụng được tính chuyên môn hoá cũng như nhân lực chuyên môn chất lượng cao. 

  • Tổ chức sản xuất theo nhóm: Đây là phương thức sản xuất thường được áp dụng trong các doanh nghiệp thời trang, may mặc có quy mô nhỏ. Với đặc điểm là tổng hợp sản xuất sản phẩm với những chi tiết trong cùng một nhóm mà không phân chia từng bộ phận, phương thức này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro máy móc ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền. 

  • Tổ chức sản xuất đơn chiếc: Đây là phương thức sản xuất theo từng sản phẩm một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Đặc điểm của phương pháp này là không có dây chuyền sản xuất, không áp dụng công nghệ hàng loạt cho từng chi tiết của sản phẩm.  


II. Mục đích của quản lý sản xuất?

  1.  Tạo ra sản phẩm, dịch vụ

Mục tiêu lớn nhất của việc quản lý sản xuất chính là làm sao để tạo ra được một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh, chất lượng nhất, giá cả hợp lý nhất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường tốt nhất. 

  1. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên mọi phương diện

Lợi thế cạnh tranh là ưu thế mang tính vượt trội của doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các lợi thế cạnh tranh này có thể là những ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ hay sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường… Quản lý sản xuất từ khâu lên kế hoạch đến khâu hậu dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, từ đó giảm được giá thành, tăng chất lượng thành phẩm và quản lý kho vận tốt hơn. 

  1. Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong mọi hoàn cảnh

Khi thị trường có những biến đổi về cung và cầu mạnh mẽ chẳng hạn như dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế thế giới,... một doanh nghiệp có thể sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu chóng vánh của thị trường sẽ trở thành doanh nghiệp đứng đầu. Điều này cũng là một mục đích quan trọng của việc quản lý sản xuất. 

III. Quản lý sản xuất quan trọng như thế nào với doanh nghiệp? 

Quản lý sản xuất mang vai trò quyết định đến sự thành công, thất bại của doanh nghiệp sản xuất. Nếu quy trình sản xuất được quản lý tốt và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều lợi ích giúp củng cố vững chắc chỗ đứng của mình trên thị trường đầy cạnh tranh và biến động như hiện nay. 

  • Tận dụng tối đa năng suất sản xuất: Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh khỏi những lãng phí trong việc sản xuất, hạn chế những rủi ro từ khâu lên kế hoạch tới khâu dịch vụ, chuyên môn hoá được các bước sản xuất từ đó tối đa hoá được năng suất. Đây là một lợi thế vô cùng to lớn nếu doanh nghiệp có được phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả. 

  • Tăng lợi thế cạnh tranh, uy tín doanh nghiệp: Với một thị trường đầy cạnh tranh thì việc không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh và uy tín kinh doanh là điều hết sức cần thiết. Việc quản lý sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh cả về giá cả, chất lượng lẫn độ sẵn sàng cung ứng, từ đó uy tín của doanh nghiệp trong các thương vụ kinh doanh cũng tăng lên. 

  • Giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ tối đa cho quản lý kho vận: Quản lý sản xuất tốt hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chu trình quản lý kho vận phía sau. Nếu sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu hoặc ngược lại có thể gây khó khăn cho việc quản lý kho hàng, xử lý tồn kho, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 

  • Giúp doanh nghiệp chủ động và linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường: Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp biết được giá cả đầu vào, số lượng và chất lượng cần tạo ra, dịch vụ hậu mãi ra sao, từ đó có thể chủ động và linh hoạt trong việc cung ứng ra thị trường. 

    Ban Đào tạo Doanh nghiệp, Viện VJCC

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC