「お疲れ様です」の意味と使い方 Ý nghĩa và cách sử dụng câu OTSUKARESAMA

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Câu 「お疲れ様です」"OTSUKARESAMADESU" được cho là một “cụm từ vạn năng” vô cùng tiện lợi. Nhưng tùy hoàn cảnh cũng có một vài điều lưu ý quan trọng, nhất là khi dùng cho cấp trên và đối tác bên ngoài công ty. Bạn đã nắm được hết ý nghĩa và cách sử dụng của cụm từ vạn năng này chưa?

「お疲れ様です」OTSUKARESAMADESU vốn dĩ là câu dùng để biểu thị sự biết ơn đối với đồng nghiệp khi kết thúc công việc. Khi cấp trên nói với cấp dưới sẽ được rút ngắn lại thành 「お疲れ様」OTSUKARESAMA . Hiện nay, bên cạnh ý nghĩa cảm ơn vì đồng nghiệp/ cấp dưới của mình đã vất vả sau một ngày làm việc thì 「お疲れ様です」còn được dùng như một câu chào hỏi khi gặp đồng nghiệp ở công ty, khi ra về, câu mào đầu trong email… thay thế cho 「こんにちは」「おはようございます」mà không cần phân biệt vào thời gian nào trong ngày, lại tạo ấn tượng chuyên nghiệp của “dân văn phòng”.

 

1. Vậy 「お疲れ様です」có dùng được cho cấp trên không?

Câu 「お疲れ様です」 được coi như là một “cụm từ vạn năng” vô cùng tiện lợi, nhưng tùy hoàn cảnh cũng có một vài điều lưu ý quan trọng khi dùng cho cấp trên và đối tác bên ngoài công ty.

 1.1. Đối với cấp trên

「お疲れ様です」có thể được dùng với cấp trên. Nếu có thể dùng câu 「お疲れ様でございます」OTSUKARESAMA DEGOZAIMASU sẽ tăng sự lịch thiệp, kính trọng đối với cấp trên của mình. 

 1.2. Đối với đối tác ngoài công ty

Thực tế là không được dùng câu「お疲れ様です」với đối tác bên ngoài công ty.

Khi dùng với vai trò như là câu chào hỏi trên điện thoại hoặc email, thì thay vì câu 「お疲れ様です」nên dùng 「いつもお世話になっております」.

Khi kết thúc dự án với đối tác, thay vì「お疲れ様です」thì hãy dùng「先日はありがとうございました」.


2. Một vài ví dụ về cách sử dụng câu 「お疲れ様です」với cấp trên

2.1. Sử dụng thay cho lời chào tại công ty:

Khi gặp cấp trên ở cổng/ sảnh công ty thay vì chào 「こんにちは」 có thể chào bằng câu「お疲れ様です」với một giọng nói thật khỏe khắn và hào hứng:

Ví dụ: あなた:お疲れ様です。
          上司:やあ、お疲れさん!

2.2. Sử dụng khi cần lên tiếng hoặc khi có việc gì đó cần trao đổi/ hỏi ý kiến cấp trên thì câu 「お疲れ様です」 cũng là một câu mào đầu rất hợp lý


Ví dụ: あなた:〇〇部長、お疲れ様です。(cầm theo tài liệu mang đến chỗ cấp trên)

         上司:お疲れ様、どうしたの

2.3. Sử dụng làm câu mào đầu trong mail, trên điện thoại hoặc các công cụ liên lạc trong nội bộ công ty: ở hoàn cảnh này thì có thể dùng với cấp dưới, đồng nghiệp, cấp trên đều phù hợp.
Ví dụ trong văn bản mail:
〇〇部長。お疲れ様です。広報課の〇〇です。△△の件をご報告いたします

Ví dụ trên điện thoại:
あなた:お疲れ様です。広報課の〇〇です。
上司:お疲れ様

3. Các cách nói thay thế 「お疲れ様です」đối với cấp trên
Mặc dù rõ ràng 「お疲れ様です」là một câu rất tiện lợi trong nhiều tình huống giao tiếp nơi công sở. Nhưng có rất nhiều cách nói có thể thay thế cho 「お疲れ様です」 ở nhiều tình huống khác nhau. Vì thế, để có thể tăng vốn từ vốn câu giao tiếp, tạo tiền đề để có mối quan hệ tốt đẹp trong công ty, bạn có thể “giắt lưng” sẵn các câu như dưới đây nhé:
3.1. Khi cần lên tiếng trong lúc cấp trên đang dở công việc
Như ở phần trên có đề cập, 「お疲れ様です」có thể được dùng khi muốn trao đổi, bàn bạc hoặc hỏi ý kiến cấp trên. Tuy nhiên có nhiều trường hợp 「お疲れ様です」 sẽ không truyền đạt được rõ ý đồ của người nói là “đang có việc muốn trao đổi”. Vì vậy,thay vì 「お疲れ様です」thì nên dùng「いまお時間少々よろしいでしょうか」sẽ truyền đạt được đúng ý và tạo ấn tượng chuyên nghiệp, nghiêm túc.
Ví dụ: あなた:いま少々お時間よろしいでしょうか。
         上司:はい、いいですよ。どうしたの

3.2. Khi rời công ty trước cấp trên
Khi bạn ra về mà đồng nghiệp và cấp trên vẫn còn ở văn phòng, thay vì chỉ nói「お疲れ様です」bạn cần nói thêm cả「お先に失礼いたします」nữa nhé!
Ví dụ: あなた:お疲れ様です。お先に失礼いたします。
     上司:お疲れ様、気を付けて。


4. Sự khác nhau giữa 「ご苦労様です」「お疲れ様です」
「ご苦労様です」GOKUROUSAMADESU là câu của cấp trên dùng cho cấp dưới khi muốn cảm ơn, vì vậy tuyệt đối không dùng「ご苦労様です」để nói với cấp trên, và tất nhiên là cả đối với đối tác ngoài công ty. 「お疲れ様です」Có thể dùng thay cho câu chào hỏi, còn「ご苦労様です」thì hầu như là không.
Ví dụ:
あなた:依頼されていた資料が出来上がりました。
          上司:ありがとう、ご苦労様。




Quả thật「お疲れ様です」là một cụm từ vừa lịch sự, lại vừa tiện lợi, có thể được dùng trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp như một câu chào hỏi hay như một cách nói để thể hiện sự biết ơn. Tuy nhiên, vì quá tiện lợi nên đôi khi có thể trở thành thói quen khi giao tiếp. Vì vậy, rất cần chú ý để tránh rủi ro đặc biệt là khi giao tiếp với đối tác bên ngoài công ty.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC