5 ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA OLYMPIC TOKYO 2020

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Sẽ hoàn toàn chính xác khi nói rằng Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020 tác động mạnh mẽ đến Tokyo và Nhật Bản. Tokyo 2020 sẽ chứng kiến hơn 15.000 vận động viên từ 207 quốc gia tham dự một Thế vận hội Olympic sáng tạo, cởi mở và truyền cảm hứng nhất từng có. Đây có thể nói là một trong những kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử với rất nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng điểm qua 5 điều thú vị về kỳ Olympic có 1-0-2 này nhé!

1. Olympic đầu tiên bị hoãn lại

Do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Olympic Tokyo đã bị hoãn lại 1 năm so với kế hoạch tổ chức ban đầu.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một kỳ thế vận hội đã bị hoãn và lên lịch lại, song vẫn giữ tên “Olympic Tokyo 2020” nhằm mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Tokyo cũng là thành phố đầu tiên tổ chức hai kỳ Olympic, lần đầu tiên là vào năm 1964.

2. Olympic đầu tiên có 33 môn thi đấu

Olympic Tokyo là kỳ Thế vận hội đầu tiên có số lượng môn thi đấu lớn nhất từ trước tới nay với 33 môn thi đấu với 339 nội dung. Trong đó có sự góp mặt của 4 môn mới, đó là Trượt ván (Skateboarding), Lướt sóng (Surfing), Leo núi thể thao (Sports Climbing) và Karate. Bên cạnh đó còn có sự trở lại của môn Bóng chày (nam)/Bóng mềm (nữ).

Thế vận hội Paralympic cũng chứng kiến hai môn thể thao mới - Taekwondo và Cầu lông - được bổ sung vào danh sách môn thi đấu.

3. Olympic không khán giả

Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 cũng như đảm bảo an toàn cho người dân và các đoàn vận động viên đến tham dự, Nhật Bản đã quyết định không mở cửa cho khán giả đến xem các môn thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.

Thông báo này được đưa ra sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Tokyo do số lượng người mắc COVID-19 gia tăng. Đây cũng là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra mà không có khán giả cổ vũ tại các địa điểm thi đấu.

4. Huy chương Olympic được sản xuất từ các thiết bị điện tử tái chế

Nhật Bản đã công bố mẫu huy chương độc đáo với thiết kế mới lạ, được sản xuất từ các loại rác điện tử như điện thoại di động và các máy tính xách tay cũ, hỏng.

Theo thống kê, 5.000 huy chương đã được làm từ 78.985 tấn đồ điện tử tái chế, bao gồm máy tính xách tay, máy ảnh và khoảng 6 triệu điện thoại di động do người dân Nhật Bản hiến tặng.

5. Các vận động viên nhận huy chương Olympic theo cách đặc biệt

Những chiếc huy chương sẽ không được trao cho các vận động viên. Các vận động viên sẽ lấy huy chương từ khay và tự mình đeo. Những người đặt huy chương vào khay đều sử dụng găng tay khử trùng để đảm bảo an toàn. Đây là một trong những nỗ lực của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 và bảo đảm an toàn cho các vận động viên.

Bên cạnh đó, các vận động viên cũng sẽ không bắt tay hay ôm chúc mừng các thành viên của Ban tổ chức trong lúc nhận giải. Họ cũng buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với những người còn lại.

[Viện VJCC sưu tầm]

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC