90% DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN CẢM THẤY KHÓ KHĂN KHI LÀM VIỆC TỪ XA
Theo một khảo sát của báo Yomiuri, 90% doanh nghiệp tại Nhật Bản gặp trở ngại khi làm việc từ xa - hình thức làm việc đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người lao động từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Văn phòng công ty Calbee tại Tokyo vắng bóng nhân viên (Nguồn: japantimes)
Trong số những doanh nghiệp tham gia khảo sát, 40% tin rằng khối lượng công việc phải làm từ xa của một nhân viên sẽ giảm xuống một khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã đề nghị Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản và các tổ chức khác hỗ trợ người lao động làm việc từ xa, nhằm hướng tới giảm 70% số người đi làm trực tiếp. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này vẫn còn quá xa vời.
Cuộc khảo sát diễn ra trong tháng 7 và tháng 8 năm 2021, bao gồm 121 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số đó, 171 công ty đã gửi phản hồi cho khảo sát này.
104 công ty trả lời rằng họ đã bắt đầu áp dụng hoặc mở rộng hình thức làm việc từ xa khi tình trạng khẩn cấp được ban bố vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Ngày 1/6/2021, khi chính phủ nới lỏng một phần tình trạng khẩn cấp, 63 công ty nói rằng lượng công việc mà các nhân viên phải làm từ xa đã “giảm nhẹ” so với lần ban bố đầu tiên.
Khi được hỏi rằng các doanh nghiệp có gặp phải vấn đề khi làm việc từ xa không, 49 công ty đã trả lời có, 57 công ty cho biết họ có gặp một vài khó khăn. Tức là khoảng 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp phải trở ngại khi áp dụng hình thức làm việc này.
Cụ thể về các khó khăn doanh nghiệp gặp phải, 91 công ty, chiếm tỉ lệ lớn nhất, trả lời rằng đó là do “thiếu sự giao tiếp giữa các nhân viên”. Bên cạnh đó, 58 công ty nêu lý do liên quan đến “việc duy trì trang thiết bị làm việc và môi trường giao tiếp trong công ty”. 54 công ty cũng cho rằng họ gặp khó vì “những công việc có thể làm từ xa còn hạn chế”.
Về tình hình sau khi dịch bệnh được kiểm soát, 43 công ty nói rằng họ sẽ giảm lượng công việc làm từ xa cho nhân viên “một phần so với bây giờ”. Nhưng có 3 công ty trả lời rằng “công việc sẽ giảm đáng kể”.
■ Giảm 70% số người đi làm trực tiếp
Nhằm ứng phó với số ca lây nhiễm gia tăng trong cộng đồng, Thủ tướng Suga đã tổ chức buổi hội đàm với những người đứng đầu của Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản, Hiệp hội điều hành doanh nghiệp Nhật Bản (Keizai Doyukai) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản để thảo luận về vấn đề làm việc từ xa.
Theo ông Sakurada Kengo, chủ tịch Hiệp hội điều hành doanh nghiệp Nhật Bản, “có những trường hợp ta buộc phải trực tiếp đến công ty để phản hồi các yêu cầu từ phía khách hàng, kể cả đó không phải là những việc khẩn cấp hay cần thiết”. Ông cũng mong muốn rằng Thủ tướng sẽ ra lời kêu gọi và nhắn gửi dân chúng để họ hiểu được tầm quan trọng của việc làm việc từ xa.
Thủ tướng Suga cũng mong ông Sakurada sẽ hợp tác trong việc giảm 70% số người đi làm trực tiếp . Để làm được điều này, ông Sakurada cho rằng điều quan trọng trước hết là phải cải thiện môi trường làm việc. Dù hình thức làm việc này không có quá nhiều vấn đề với các nhân viên tại trụ sở chính, nhưng với những người làm sales, những người làm việc tại các trung tâm chăm sóc khách hàng và các ngành nghề dịch vụ thì rất khó để áp dụng. Vậy nên, để giảm được 70% là rất khó khăn.
■ Quản lý lao động
Theo kết quả cuộc khảo sát, 39 công ty trả lời rằng họ đã giảm được 70% số nhân viên đi làm trực tiếp vào lần ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tiên, nhưng chỉ có 18 công ty duy trì được điều này trong đợt tháng 6 năm nay.
Một số công ty đã quyết định cắt giảm hình thức làm việc này vì các lý do liên quan đến vấn đề giao tiếp trong công việc và quản lý lao động. Họ nêu ra những nguyên nhân như làm việc từ xa “gây khó khăn trong giao tiếp, cũng như trở ngại trong việc sáng tạo ý tưởng” và “khó quản lý số giờ làm và sức khỏe của nhân viên”.
Nhiều người làm từ xa cũng cho rằng, họ cảm thấy khó trong việc tách biệt công việc và đời sống cá nhân do họ dễ có xu hướng làm việc trong thời gian dài. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh về thể chất hoặc tinh thần do sự căng thẳng gây ra bởi việc thiếu kênh giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Theo bà Kim Myoungjung, nghiên cứu viên tại trung tâm nghiên cứu NLI, các công ty cần cẩn thận hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên về “làm việc từ xa” để họ không cảm thấy bỡ ngỡ hay lo lắng trong bối cảnh hình thức làm việc này sẽ còn tiếp tục được áp dụng do tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng.
Nguồn: The Yomiuri Shimbun
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung