CHUÔNG GIÓ FUURIN - BẢN HOÀ THANH CỦA GIÓ VÀ TÂM HỒN
Mục lục (Hiện)
Chuông gió, hay còn được gọi là “fuurin” (風鈴) trong tiếng Nhật, là một biểu tượng văn hóa độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Những âm thanh du dương của chuông gió mang theo hương vị của mùa hè và làm dịu đi không gian sống, đồng thời đem lại cảm giác bình yên cho tâm hồn.
Nguồn: Edo Mono Style
Chuông gió có một lịch sử lâu đời trong văn hóa Nhật Bản khiến nhiều người cho rằng những chiếc chuông gió “fuurin” này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thế nhưng, thực tế chuông gió Nhật Bản có nguồn gốc từ Ấn Độ.Theo nhiều nguồn tài liệu, chuông gió là sản phẩm ra đời trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa của người Trung Quốc và Nhật Bản. Cũng có ý kiến cho rằng, chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó sang Trung Quốc rồi mới tới Nhật.
Chiếc chuông gió xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản từ thời Edo, được bày bán tại các cổng đền Kawasaki – Daishi. Thời điểm này, những người bán hàng rong bắt đầu bán những chiếc chuông gió làm bằng gốm sứ, trang trí họa tiết sơn. Từ đó, văn hóa đeo chuông gió bắt đầu lan truyền khắp “đất nước Phù Tang”.
Nguồn: Koyomi Seikatsu
Đến khoảng thế kỷ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan đã du nhập đến Nhật Bản, Từ thế kỷ 19, những chiếc chuông gió fuurin bằng thủy tinh ra đời. Ở những giai đoạn sau, chuông gió còn được làm từ nhiều chất liệu khác như kim loại hay gỗ.Vào thời Kamakura (1185 – 1333), quý tộc Nhật Bản đã treo chuông gió fuurin trên cửa để chặn quỷ “Yakubyougami”. Đây là con quỷ chuyên đột nhập vào phòng, đem đến bệnh tật và tai họa.
Về sau, chuông gió trở thành một biểu tượng của sự thư giãn và yên bình trong không gian sống.
Nguồn: Koyomi Seikatsu
Chuông gió không chỉ mang lại âm thanh du dương dịu dàng mà còn có sức thu hút tinh tế đối với người nghe. Các tiếng "ling-ling" hoặc "rin-rin" được tạo ra từ việc va chạm giữa các ống kim loại tạo ra âm điệu độc đáo, tạo nên một không gian âm nhạc nhẹ nhàng và sâu lắng.
Nguồn: Wagokoro
Chuông gió thường được trang trí bằng các hình dạng và màu sắc đa dạng. Những hình ảnh của hoa, lá, hay các biểu tượng văn hóa thường được thêu hoặc in lên bề mặt của chuông, tạo ra sự đa dạng và phong phú. Mỗi chiếc chuông gió mang theo một thông điệp riêng, đồng thời còn đại diện cho niềm tin và hy vọng trong văn hóa Nhật Bản.
Chuông gió không chỉ là một vật trang trí, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật, đem lại không gian âm thanh và tâm hồn bình yên./.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 01/2025
Thời gian : 04/01/2025 - 13/4/2025 (24 buổi/72 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 01/2025
Thời gian : 04/01/2025 - 13/4/2025 (24 buổi/72 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC BIÊN - PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT CƠ BẢN ONLINE
Thời gian : 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5 (từ 19:00-21:00)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giảu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : 42 buổi, Từ ngày 21/11/2024 đến 13/05/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5, (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi