KABUKI: LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT LÂU ĐỜI CỦA XỨ SỞ MẶT TRỜI MỌC
Cùng với kịch Nou và kịch rối Bunraku, Kabuki là một trong ba loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật Bản. Ra đời vào đầu thế kỷ 17, đến nay Kabuki vẫn có sức hút của riêng mình và là nét đặc trưng văn hóa lâu đời của nước Nhật.
Kabuki là gì?
Kịch Kabuki (hay còn gọi là Ca Vũ Kỹ) là một loại hình nghệ thuật sân khấu kịch. Một vở kịch Kabuki có kết hợp rất nhiều yếu tố, từ ca hát, nhảy múa, diễn xuất,... Kabuki hiện được công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể bởi UNESCO

Lịch sử ra đời Kabuki
Kabuki có một lịch sử ra đời rất thú vị. Người sáng lập ra loại hình này được cho là Izumo no kuni, một thiếu nữ đứng đầu một nhóm chuyên tổ chức diễn các vở kịch ngắn ở Kyoto vào khoảng những năm 1600. Bà sáng tạo ra Kabuki dựa trên kịch Nou (một loại hình kịch cổ mang mặt nạ của Nhật Bản) và Hu-ryu (ra đời khoảng cuối thế kỷ 16, có đặc trưng mạnh mẽ, hoa mỹ, giúp người ta quên đi sự đau khổ của chiến tranh).
Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Kabuki đã phải trải qua hai giai đoạn cực kỳ khó khăn. Lần đầu tiên là vào những năm 1800. Trong thời gian này, lượng khán giả đến xem Kabuki sụt giảm rất nhiều, chủ yếu là do hỏa hoạn xảy ra thường xuyên làm phá hủy nhiều khu vực sân khấu. Mạc phủ cũng gây rất nhiều khó khăn cho Kabuki, đặc biệt là từ chối cho xây dựng lại sân khấu, buộc Kabuki phải rời về ngoại ô Asakusa. Sau khi nhà Mạc sụp đổ và nước Nhật bước vào thời Meiji, Kabuki đã có thể trở lại Edo và phục hưng lại sự nổi tiếng của mình.
Giai đoạn khó khăn thứ hai đối với Kabuki là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh qua đi, nước Nhật bước vào thời kỳ thay đổi, xây dựng lại đất nước. Thời kỳ này, tư tưởng từ chối những điều trong quá khứ quá mạnh mẽ, dẫn đến việc Kabuki bị cấm diễn một lần nữa. Tuy nhiên một vài năm sau, vào năm 1947, lệnh cấm này đã được dỡ bỏ. Giám đốc sáng tạo Tetsuji Takechi và nam diễn viên Nakamura Senjaku đã giúp khơi dậy sự quan tâm mới đối với Kabuki, và nó phát triển mạnh mẽ trở lại.
Đặc trưng của kabuki
1. Tất cả diễn viên đều là nam giới

Thời kỳ đầu, Kabuki được biểu diễn bởi những diễn viên nữ. Onna Kabuki, hay còn gọi là “Kabuki nữ” rất nổi tiếng thời bấy giờ bởi những điệu múa tình tứ và những cảnh gợi cảm trong các vở kịch. Tuy nhiên, điều này đã gây ra nhiều ẩu đả tranh giành nữ nghệ sĩ giữa khán giả. Vậy nên về sau, nữ giới đã bị cấm diễn trong các vở kịch Kabuki.
Vì lí do trên, tất cả diễn viên trong Kabuki đều là nam giới. Các vai diễn nữ cũng do họ đảm nhiệm. Họ đóng giả làm nữ với điệu bộ uyển chuyển và giọng nói nhẹ nhàng. Những nghệ sĩ nam đóng vai nữ được gọi là “Onnagata”
2. Thể loại và các vai diễn chính
Một trong những chủ đề chính kịch trọng tâm nhất của Kabuki là cuộc đụng độ giữa đạo đức và tình cảm con người. Các lý tưởng đạo đức của người Nhật Bản, cả trong lịch sử và ngày nay, chủ yếu dựa vào các triết lý tôn giáo của Thần đạo, Phật giáo và Nho giáo, có xu hướng nhấn mạnh các phẩm chất như sự tận tâm với người lớn tuổi và cộng đồng, trách nhiệm, sự tôn trọng. Tuy nhiên, những cảm xúc như trả thù, ích kỷ, nghĩa vụ và tình yêu thường cản trở tạo ra xung đột trọng tâm của hầu hết các vở kịch. Những điều này thường kết thúc trong bi kịch .
Ngoài ra, Kabuki đôi khi truyền tải các yếu tố giáo dục hoặc cố gắng khơi gợi suy nghĩ, nhưng trọng tâm chính là trải nghiệm cảm giác và cảm nhận qua các phần trình diễn.
Có ba thể loại Kabuki: Jidai-mono (những vở kịch lấy bối cảnh lịch sử với nhiều vai diễn), Sewa-mono (mô tả cuộc sống của tầng lớp thị dân), và Shosagoto (múa và diễn kịch không lời).

Jidaimono
Sewamono
Shosagoto
Trong kịch Kabuki có ba tuyến nhân vật thường thấy. Đó là 立役 (Tachiyaku-nhân vật nam trẻ, tốt bụng), 敵役 (Katakiyaku-nhân vật chuyên làm điều ác) và 女方 (Onnagata-nhân vật nữ). Tùy vào màu sắc mà mỗi nhân vật sẽ thể hiện cảm xúc riêng. Ví dụ như màu đỏ là sự giận dữ, lòng đam mê, sự chính trực (các tính cách chính diện); màu đen hoặc xanh là kẻ ác; màu xanh da trời tượng trưng cho các thế lực siêu nhiên và màu tím thể hiện sự cao quý.

3. Trang phục

Tùy vào ngoại hình và vai trò của diễn viên mà kiểu trang phục sẽ khác nhau. Trang phục được sử dụng trong kịch Kabuki là những chiếc Kimono được vẽ, thêu, hoặc in hoa văn với nữ giới, còn nam giới sẽ là các trang phục chiến trận. Màu sắc, chi tiết trên trang phục cũng thể hiện được tính cách hoặc tầng lớp xã hội của nhân vật.
4. Sân khấu
Bên trong một nhà hát biểu diễn Kabuki
Sân khấu Kabuki có cấu tạo khác với các sân khấu thông thường khác. Các thiết bị và máy móc hiện đại cũng được trang bị để hỗ trợ việc biểu diễn.
Đặc trưng nổi bật của sân khấu Kabuki là Hanamichi-lối đi đặc biệt để diễn viên có thể chạy từ sân khấu qua giữa hàng ghế khán giả đến cuối nhà hát, hoặc cho phép diễn viên “biến mất” ngay tức thì. Một đặc trưng nữa là Mawari-butai (sân khấu xoay) giúp chuyển cảnh mà không làm sân khấu đứt quãng. Bên cạnh hai đặc trưng chính này còn có rất nhiều cấu trúc khác làm cho sân khấu Kabuki trở nên đặc biệt.
Kabuki ngày nay
Không thể phủ nhận rằng cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản đã phần nào đẩy các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có Kabuki, không còn được hâm mộ nồng nhiệt như trước kia, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng tuy không nhiều, vẫn có những người say mê loại hình nghệ thuật này. Mỗi mùa diễn, họ đi xem tất cả các vở, ngồi trong rạp suốt 4-5 tiếng đồng hồ để ngây ngất với từng vai diễn, gặp gỡ nhau để bàn về các vở kịch, các nghệ sĩ tiếng tăm. Bản thân giới Kabuki cũng cố gắng để tìm cách thu hút khán giả trẻ nhiều hơn.

Có thể nói, Kabuki là một loại hình nghệ thuật biểu trưng cho văn hóa của nước Nhật. Nó được biết đến không chỉ trong Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Nếu có cơ hội đến với xứ sở Mặt trời mọc, bạn hãy cân nhắc trải nghiệm Kabuki nhé!
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung