LẠC VÀO MÊ CUNG ĐẬU PHỤ TOFU NHẬT BẢN

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Tofu hay còn được gọi là đậu phụ có thể nói là món ăn quốc dân tại xứ sở mặt trời mọc. Có nhiều lý do khiến người Nhật yêu thích Tofu như vậy nhưng chắc chắn lý do lơn nhất đến từ giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Chính vì thế người Nhật đã sáng tạo ra vô vàn món ăn khác nhau đế Tofu trở nên hấp dẫn hơn.

1. Momentofu

Momen Tofu (木綿豆腐) là loại Tofu với phần thịt cứng, hạt thô, hương vị đậm đà vì đã được ép bớt nước. Vì vậy, chúng giàu dinh dưỡng hơn so với loại đậu phụ mềm Kinugoshi Tofu. Momen Tofu phù hợp với các cách chế biến như chiên, luộc và xào.

2.Kinugoshi Tofu

Kinugoshi Tofu (絹ごし豆腐) vì không được ép nước thừa nên chúng có phần thịt mềm, hạt mịn và nhiều nước hơn so với Momen Tofu. Điều này đúng như chữ “絹 – Kinu – Lụa” trong tên gọi của chúng. Do đó, Kinugoshi thường được ăn trực tiếp mà không phải qua chế biến, phù hợp để làm món salad hoặc được thêm nước tương, gừng, hành lá, các nguyên liệu khác lên trên bề mặt để làm ra món Hiyayakko mát lạnh vào mùa hè.

3. Juten Tofu

Juten Tofu (充填豆腐) có độ mềm giống với Kinugoshi Tofu nhưng thời gian sử dụng lâu hơn. Chúng được làm ra bằng cách hoà Nigari với sữa đậu nành lạnh và cho vào các hộp riêng lẻ, sau đó đậy kín rồi đun nóng để Tofu đông lại. Nhờ đậy kín, Juuten Tofu giảm việc tiếp xúc với không khí nên có thời hạn sử dụng lâu.

4. Oboro Tofu

Oboro Tofu (おぼろ豆腐) hay còn được gọi là Yose Tofu (寄せ豆腐) được làm ra trong quá trình tạo Momen Tofu. Ngay khi cho thêm chất đông Nigari vào sữa đậu nành nóng, hỗn hợp được đặt vào một thùng chứa, lúc này loại đậu phụ vụn, mềm được tạo thành gọi là Oboro. Chúng mang lại hương vị đậu nành tự nhiên cho người thưởng thức và có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc nấu súp.

5. Ganmodoki

Ganmodoki (がんもどき) được xếp vào loại Tofu rắn chắc nhất, thích hợp để luộc, nướng hoặc dùng trong món bánh cá hầm Oden. Nó được tạo ra bằng cách nghiền đậu phụ Momen Tofu và cố gắng ép nhiều nước nhất có thể ra khỏi đậu. Sau đó, chúng được trộn với Yamaino – khoai mỡ núi nghiền sẵn, thêm cà rốt thái nhỏ, củ ngưu bàng, nấm hương hoặc các loại rau theo mùa khác, rồi được vo thành từng viên nhỏ đem chiên giòn.

6. Aburaage

Aburaage (油揚げ) có nghĩa là chiên ngập trong dầu, vì vậy loại đậu phụ này khác với Atsuage. Chúng là các lát đậu siêu mỏng được chiên ngập dầu, thường được búi thành túi nhỏ và nhồi các nguyên liệu khác vào bên trong. Aburaage thường được biết đến nhiều nhất khi làm nguyên liệu cho món Sushi Inarizushi, không thể thiếu trong các buổi ngắm hoa anh đào vào mùa xuân.

7. Gomadofu

Không giống với các loại đậu phụ làm từ đậu nành khác, Gomadofu (胡麻豆腐) là đậu phụ làm từ hạt mè bằng cách trộn bột hạt mè với bột củ dong riềng. Chúng thường được ăn trực tiếp kèm theo một số gia vị đơn giản như dầu mè. Gomadofu cũng là một nét riêng độc đáo của ẩm thực chay Nhật Bản. Để làm ra được loại Gomadofu mịn màng, các nhà sư phải tách vỏ của từng hạt mè trước khi đem nghiền thành bột, đòi hỏi sự nỗ lực cũng như tính kiên nhẫn vô cùng cao. Do đó, Gomadofu trở thành một phần trong thực hành khổ hạnh của các nhà sư.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC