Quản lý Hàng tồn kho Just-in-Time (JIT)

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Trong những năm qua, công nghệ đã góp phần cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng hàng tồn kho cũng như việc vận chuyển, góp phần tạo ra chiến lược logistics an toàn hơn khả thi hơn. Tất nhiên, kết quả là quản lý hàng tồn kho “đúng lúc” (Just-in-Time). Toyota và nhiều công ty đã khai thác phương pháp quản lý hàng tồn kho Just-in-Time để cắt giảm chi phí hậu cần và tăng cường dịch vụ. 

 

Cách tiếp cận này rất hiệu quả. Số lượng hàng tồn kho cần thiết để đã giảm xuống. Lãng phí được loại bỏ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên. Chi phí logistics giảm xuống, và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống. Dịch vụ khách hàng, được đo bằng khả năng cung cấp hàng kịp thời, cũng được cải thiện.

JIT còn được gọi là quy trình quản lý tinh gọn. Trong JIT, tất cả các bộ phận của bất kỳ hệ thống sản xuất hoặc dịch vụ nào, đặc biệt là con người, đều được kết nối với nhau. Các bộ phận thông báo cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau vào việc tạo ra các kết quả thành công. Nguồn gốc của thực hành này bắt nguồn từ Kaizen, một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “thay đổi để tốt hơn”. Triết lý kinh doanh ở đây là liên tục cải tiến hoạt động và thu hút sự tham gia của tất cả nhân viên, từ công nhân dây chuyền lắp ráp đến Giám đốc điều hành.

Các bước trong chu kỳ cải tiến liên tục cho quản lý hàng tồn kho JIT bao gồm:

1. Thiết kế: JIT bắt đầu bằng việc xem xét quá trình sản xuất cơ bản: thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình, nhân sự và lập kế hoạch sản xuất. Sau đó, các kế hoạch được đưa ra để loại bỏ sự gián đoạn, giảm thiểu lãng phí và xây dựng một hệ thống linh hoạt.
 
What can the world of banking learn from design thinking? | BBVA
Ảnh: BBVA
 
2. Quản lý: Đánh giá Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM) đảm bảo sự cải tiến liên tục trong suốt quá trình. Đánh giá của ban quản lý xác định vai trò và trách nhiệm của người lao động, xác định và đo lường kiểm soát chất lượng, kiểm tra lịch trình và công suất…

3. Lôi kéo: Giáo dục nhóm về phương pháp sản xuất các phương pháp như Kanban. 

4. Thiết lập: Mối quan hệ với nhà cung cấp là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của JIT. Xem lại danh sách nhà cung cấp, lựa chọn các nhà cung cấp ưu tiên, đàm phán hợp đồng, thảo luận về thời gian giao hàng các chỉ số là những điều cần làm. 

5. Tinh chỉnh: Xác định nhu cầu hàng, chính sách, và sự kiểm soát hàng tồn kho.
What is inventory management and how does it work
Ảnh: Scoopearth

6. Xây dựng: Thông báo cho đội nhóm về các kỹ năng cần để hoàn thành công việc, tiến hành các buổi training và trao quyền cho nhóm để thực hành.

7. Tinh gọn: Giảm số lượng bộ phận và bước trong sản xuất bằng cách tiêu chuẩn hóa và xem xét toàn bộ quy trình.

8. Rà soát: Tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và thực hiện các biện pháp để cải thiện mọi khía cạnh.
Ban Đào tạo Doanh nghiệp Viện VJCC.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC