SẢN PHẨM LÀM TỪ THỰC VẬT THAY THẾ THỨC ĂN TRUYỀN THỐNG
Một phần ăn hải sản đã ngay lập tức trở nên nổi tiếng sau khi nó được nhà hàng Cabinet Office ở Tokyo cho ra mắt trong menu của mình.
Phần trứng cá hồi trong món mỳ thực chất không phải là trứng cá hồi thật, mà nó được chế biến bằng hỗn hợp Mizutamago làm từ bột konjac và chiết xuất tảo bẹ bởi một công ty ở tỉnh Kumamoto. Trứng giả được ngâm trong nước tương để tái tạo lại mùi vị và cảm giác của trứng cá hồi thật. Nguyên liệu này cũng sẽ bắt đầu được đưa vào phục vụ tại một nhà hàng “mỳ soba” ở Tokyo từ tháng 9 này.
Thịt, hải sản và các thực phẩm gốc zooid đang dần được thay thế bởi các chế phẩm gốc thực vật tương ứng trong bối cảnh nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Không chỉ có sản phẩm giả thịt làm từ đậu nành mà còn có phô mai, trứng, kể cả sashimi chế biến từ các nguyên liệu khác cũng được đón nhận rất tích cực. Lượng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thay thế ngày càng cao, nên các nhà sản xuất đang kỳ vọng rất lớn vào tiềm năng của thị trường này.
Công ty Nikkoku Trust chuyên vận hành nhà ăn trong các công ty đã cho phát triển phần ăn giả hải sản mà không dùng sashimi. Những miếng mực trong phần ăn được làm từ thạch dừa.
Tháng 6 vừa rồi, Kewpie Corp. đã cho ra mắt món trứng bác giả Hobotama. Tuy nguyên liệu được sử dụng là đậu nành, nhưng Kewpie đã tận dụng tối đa kinh nghiệm sản xuất mayonnaise của mình để tái tạo lại hình thức và cảm giác như khi ăn trứng luộc mềm cho món ăn này. Nếu chỉ ăn Hobotama không thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra vị sữa đậu nành, nhưng sự kết hợp thêm các gia vị đã làm cho món trứng trở nên giống thật hơn rất nhiều.
Hiện Hobotama chỉ được phục vụ tại khách sạn, cửa hàng ăn nhanh và các đối tác liên kết. Nó cũng có giá khá cao, gấp gần 3 lần so với món trứng thật. Dù vậy, bà Satomi Kaji, nhân viên bộ phận phát triển Hobotama bày tỏ hy vọng rằng “Thị trường sản phẩm giả trứng sẽ được mở rộng về quy mô. Chúng tôi cũng đang cân nhắc tạo ra các sản phẩm khác liên quan đến trứng”.
Tháng 9 này, công ty J-Oil Mills đã bắt đầu bày bán các sản phẩm thay thế cho phô mai và bơ được nhập khẩu từ công ty sản xuất thực phẩm tại Hà Lan. Chúng có thể được tìm thấy trong các siêu thị ở Tokyo và sáu quận ở vùng Kanto. Các thành phần được tạo ra từ nguyên liệu như đậu răng ngựa, sau đó kết hợp cùng dầu dừa để đem lại cảm giác tan chảy trong miệng không khác gì phô mai và bơ thật.
Azuma Foods - một công ty sản xuất thực phẩm tại tỉnh Mie cũng đang lên kế hoạch mở bán sashimi cá hồi và cá ngừ làm từ bột konjac. Đây là một phần trong chuỗi sản phẩm Marude Sakana của họ, dự kiến sẽ được mở bán trên trang web của công ty vào cuối tháng 9 này.
Động lực thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm thay thế chính là nhận thức ngày càng cao về bảo vệ môi trường của người tiêu dùng và các công ty, doanh nghiệp. Một trong những vấn đề lớn gây ảnh hưởng tới môi trường hiện nay chính là khí thải nhà kính từ các hoạt động chăn nuôi, phá rừng, khai thác hải sản quá mức. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên trên Trái đất cũng đang ngày càng cạn kiệt. Vậy nên, việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thực vật được cho là sẽ giảm thiểu gánh nặng lên môi trường tự nhiên.
Tại Châu Âu, Mỹ và nhiều nước trên thế giới, nhiều người ăn chay đang dần rời xa các thực phẩm gốc động vật, và nhiều nhà hàng đi theo xu hướng này. Với công nghệ sản xuất thực phẩm tiên tiến, người ta có thể tạo ra hương vị giống hệt thật ở nhiều loại đồ ăn, đồng thời tạo động lực chế biến ra các món ăn giả thật mới.
Một cửa hàng bán phần ăn trưa sử dụng thịt thực vật tại Tokyo
(Nguồn: Nikkei Asia)
Thịt giả làm từ đậu nành đang dẫn đầu xu thế này. Chúng có thể được tìm thấy trong thực đơn của nhiều chuỗi nhà hàng hiện nay. Nhiều cửa hàng burger như Mos Burger, Freshness Burger và Lotteria đã cho ra mắt sản phẩm burger có thịt làm từ đậu nành. Steak Miya và Yakiniku Like cũng dùng đậu nành để chế biến hamburger thịt nướng và thịt sườn. Có thể nói, một lúc nào đó sẽ có những bữa ăn mà toàn bộ nguyên liệu được thay thế bằng sản phẩm gốc thực vật.
Tháng 2 năm nay, chuỗi thương hiệu mỳ ramen Ippudo đã ưu đãi phục vụ giới hạn “chỉ một lần duy nhất” món mỳ ramen hoàn toàn được chế biến từ sản phẩm gốc thực vật. Họ dùng thịt làm từ đậu nành thay cho thịt lợn nướng và sữa đậu nành thay thế cho nước dùng ninh từ thịt lợn. Tuy thời gian bày bán ưu đãi cho món mỳ đã kết thúc, nhưng Ippudo chia sẻ họ sẽ tiếp tục phát triển các món ăn sử dụng thực phẩm thay thế trong tương lai.
Nguồn: The Asahi Shimbun
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung