SHOWROOM TRỞ THÀNH HÌNH THỨC MUA SẮM ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ƯA CHUỘNG TẠI NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ DỊCH BỆNH

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Những showroom xuất hiện tại khu Yurakucho và Shinjuku, nơi khách hàng có thể trực tiếp đến xem và trải nghiệm sản phẩm, từ lâu đã không còn xa lạ với người dân nơi đây. Nhưng tại cửa hàng b8ta Nhật Bản G.K. khai trương vào tháng 8 năm 2020, các showroom trưng bày tại đây lại có sự khác biệt. Không hề có quầy thu ngân hay việc bán hàng diễn ra. Thay vào đó, sau khi tới trải nghiệm sản phẩm, khách hàng nếu có nhu cầu sẽ được yêu cầu đặt hàng trực tuyến món đồ đó.


Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng đến xem sản phẩm tại chỗ và sau đó đặt mua nó qua mạng ngày càng tăng, các nhà bán lẻ đang dần chú trọng, đầu tư cửa hàng của họ thành các gian showroom. Với các công ty khởi nghiệp hay những công ty không liên kết với các cửa hàng bán lẻ, họ sẽ tiến hành thuê một khu vực nhỏ trong các showroom đó để trưng bày sản phẩm của mình.

Xu hướng này đã thu hút nhiều sự chú ý. Nhiều người cho rằng đây là một cách để xem xét lại định nghĩa của các “cửa hàng truyền thống” trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hoành hành, khi mà nhiều người buộc phải ở tại nhà và bị hạn chế ra đường.

Ông Kitagawa Takuji, giám đốc của b8ta tại Nhật Bản (trụ sở chính đặt tại Thung lũng Silicon, California) cho hay “Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, việc khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào đều vô cùng khó khăn, tựa như bước vào một thế giới vô định vậy. Nhưng các showroom như thế này lại phù hợp 100%”. 

Cửa hàng b8ta tại Yurakucho (Tokyo)

Công ty Brain Sleep có trụ sở ở Tokyo, chuyên kinh doanh các loại gối cao cấp, đã bắt đầu bán sản phẩm của mình tại b8ta từ mùa xuân năm 2020. Người đại diện công ty cho biết, họ vẫn có bán sản phẩm trên mạng, nhưng nhiều khách hàng nói rằng họ muốn trực tiếp trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua.

Công ty chuyên cung cấp nội thất văn phòng Itoki cũng đã tiến hành quảng cáo các sản phẩm ghế cho người làm việc tại nhà tại showroom ở b8ta từ đầu năm nay. Anh Nitami Atsushi, người phụ trách phát triển sản phẩm tại công ty cũng bày tỏ rằng “Chúng tôi kỳ vọng sẽ thu hút được những khách hàng có sự nhạy cảm cao đến tham quan các sản phẩm mới nhất tại gian hàng”.

Bên cạnh đó, chuỗi siêu thị Parco đã liên kết với Nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng Campfire cho khai trương một showroom tại một siêu thị của mình ở khu Shibuya (Tokyo) vào năm 2019. Tại đó sẽ trưng bày các thiết bị tiện ích công nghệ và các sản phẩm khác, trong đó có những sản phẩm đang được bày bán trên trang web kêu gọi vốn.

Tháng 6/2021, công ty đường sắt tư nhân Keio đã cho ra mắt showroom có tên là Insel. Showroom có diện tích 60 mét vuông này đặt tại ga Kirarina Keio Kichijoji, cho phép các thương hiệu thời trang trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình tại đây. Đến nay, đã có hơn 20 thương hiệu đặt sản phẩm của mình ở showroom này.

Khi khách hàng phải ở nhà, xu hướng tiêu dùng của họ cũng thay đổi. Ví dụ như, số thời gian họ đến trực tiếp của hàng đã giảm gần 1 phút so với trước đại dịch. “Chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải thử nghiệm điều gì đó mới trong tình hình dịch bệnh này”, ông Tsunoda Kyohei, phó phòng của b8ta chia sẻ.

Bà Yano Ryo, tư vấn viên tại Trung tâm nghiên cứu Nomura cũng chia sẻ thêm rằng “Kể cả khi đại dịch được kiểm soát thì khả năng cao là người dân cũng sẽ không quay về xu hướng tiêu dùng trước đây. Vậy nên, các nhà bán lẻ cần nỗ lực hơn nữa để thay đổi và tạo sự khác biệt cho các cửa hàng truyền thống của mình.”

Nguồn: The Asahi Shimbun

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC