11+ phương pháp quản lý và giữ chân nhân viên của người Nhật

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Nhật Bản nổi tiếng với những doanh nghiệp lâu đời hàng trăm năm tuổi, cùng với sự tồn tại lâu đời đó là những đóng góp và cống hiến của đội ngũ nhân sự vô cùng chất lượng và nhiệt huyết, gắn bó. Vậy đâu là bí quyết tìm và giữ chân những nhân tài đó? 
  1. Tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng

Để quản lý và giữ chân nhân viên giỏi, bước đầu tiên chính là tìm được đúng người mà công ty cần. Việc này giúp giảm thiểu rất nhiều gánh nặng đến công ty cả về thời gian và tiền bạc. Ngay từ bước tuyển dụng đầu tiên này, doanh nghiệp đã cần lên kế hoạch và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể, chính xác. 

Trước đó, doanh nghiệp cần nhận thức được bản thân doanh nghiệp có những bộ phận nào đang hoạt động, bộ phận nào còn thiếu nhân sự, quy trình nào còn chưa hoàn thiện, có những dự án nào tiếp theo…, từ đó mới có những gạch đầu dòng chính xác trong kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự. 

Quá trình đào tạo nhân sự chính là quá trình mài dũa những viên ngọc thô trở thành những viên ngọc sáng, đẹp, mang những đặc trưng riêng biệt không trùng lặp và phù hợp với khuôn mẫu của công ty. 

  1. Đồng nghiệp nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ

Đồng nghiệp là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần làm việc và cảm nhận của một nhân viên về công ty. Có rất nhiều trường hợp nhân viên bỏ việc, thôi việc vì ảnh hưởng xấu từ đồng nghiệp. 

Trong các doanh nghiệp Nhật Bản, nhân viên mới vào có thể nhìn thấy các đồng nghiệp cần cù, chăm chỉ và làm hết sức mình để đạt được, thậm chí là hơn mục tiêu đề ra. Đây cũng là một động lực không nhỏ để họ cố gắng phấn đấu.  Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp của Nhật Bản chính là khi có nhân viên mới, họ sẽ chào hỏi từng người trong công ty, tổ chức những buổi tiệc chào mừng sau giờ làm việc để làm quen cũng như biết thêm về nhau. Trong giờ làm việc, khi có bất cứ điều gì thắc mắc hay không hiểu, các nhân viên đều có thể trao đổi và chia sẻ với nhau, cùng với đó là nhận được sự giúp đỡ của các nhân viên khác. 

Để có được môi trường đồng nghiệp như thế, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất chú trọng vào khâu tuyển dụng, đào tạo nhân viên đã được nhắc tới ở phần trước. 

  1. Môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo

Hiện nay, các công ty Nhật Bản dần hướng tới tạo ra môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo, coi trọng đặc trưng cá nhân, tôn trọng lẫn nhau, từ đó khiến nhân viên tự do và chủ động đóng góp ý kiến, ý tưởng đột phá, mới mẻ. 

Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn luôn đặt nhân viên lên hàng đầu theo tinh thần Omotenashi, cung cấp đầy đủ phúc lợi cho nhân viên như ăn uống, chỗ nghỉ ngơi, du lịch, lương thưởng, trợ cấp, bảo hiểm…

Ngoài ra, điều không khó để thấy tại các doanh nghiệp Nhật Bản chính là môi trường làm việc bình đẳng, nơi giám đốc và nhân viên cùng nhau làm việc tại 1 văn phòng, không phân biệt chức vụ… Các cấp trên còn thậm chí thường xuyên đi tàu điện ngầm hay xe bus đi làm chứ không dùng xe riêng để tạo ra sự thân thiện và bình đẳng với các nhân viên khác. 

  1. Xoá bỏ mối quan hệ “trên - dưới”

Mối quan hệ theo kiểu cấp bậc “trên - dưới” đã hình thành rất lâu đời trong suy nghĩ và xã hội Nhật Bản, được áp dụng trên nhiều phương diện từ trong gia đình cho đến ngoài công ty. Theo mối quan hệ này, nhân viên là người cấp dưới, không có nhiều cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, phải tuân theo mệnh lệnh và chỉ đạo của cấp trên là trưởng phòng hay giám đốc… Tuy nhiên, trong một xã hội không ngừng đổi mới và phát triển như hiện nay, mối quan hệ “trên - dưới” này không còn phù hợp như trước kia nữa. 

Trong cuốn sách “Phong cách quản lý và giữ chân nhân tài của người Nhật” của Masakazu Sugiura, tác giả cũng đã đề cập đến việc xoá bỏ mối quan hệ “trên - dưới" này. Việc tiếp tục duy trì mối quan hệ như thế trong doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên cảm thấy áp lực, bị áp chế về tinh thần và năng lực, đôi khi là thiếu công bằng, từ đó họ sẽ không cảm thấy có động lực làm việc nữa. 

Hiện nay, nhiều công ty ở Nhật đã hoàn toàn xoá bỏ mối quan hệ “trên - dưới" như này, hướng đến môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo, học hỏi và tôn trọng lẫn nhau. 

  1. Xác lập mối quan hệ “trước - sau”

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy" là câu có thể miêu tả được bản chất của mối quan hệ này. Người lãnh đạo không mang theo tư tưởng trên dưới, cấp bậc mà suy nghĩ theo mối quan hệ trước sau, nghĩa là mang những kinh nghiệp, trải nghiệm đi trước để truyền lại cho những người đi sau. Kể cả các đồng nghiệp trong công ty, một người đi trước, dù là nửa ngày, một ngày cũng có nghĩa là đã có những kinh nghiệm đi trước, và họ cần học hỏi và chia sẻ lẫn nhau. 

Theo quan điểm “trước - sau”, người đi trước là người dẫn dắt, khai đường mở lối cho người đi sau, trở thành chỗ dựa vững chắc cho những người dõi theo sau, để họ có thể biết được hướng đi đúng đắn cho chính bản thân mình, cống hiến được năng lực của bản thân cho công việc chung. 

Đây cũng là tư tưởng được ngày càng nhiều công ty Nhật Bản chú trọng đi theo, đề cao sự dẫn dắt, học hỏi và chia sẻ giữa những cá nhân trong cùng một tổ chức. 

  1. Tôn trọng và sát cánh cùng nhân viên

Tôn trọng và sát cánh cùng nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định xem nhân viên có muốn gắn bó và đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài hay không. Việc tôn trọng nhân viên có thể thể hiện trên các phương diện như tôn trọng cá tính riêng biệt, ý tưởng độc đáo của từng nhân viên, tôn trọng ý kiến đóng góp và cách làm việc của nhân viên. 

Tại các doanh nghiệp Nhật Bản, việc đồng hành và sát cánh cùng nhân viên thể hiện rõ ràng ở môi trường làm việc không phân biệt, các chính sách đãi ngộ và chăm sóc bình đẳng, mọi người cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến, ý tưởng của mình. Có thể lấy ví dụ về công ty công nghệ Ferray, ý tưởng nuôi mèo văn phòng được đề xuất và áp dụng trong hơn 20 năm qua bởi một nhân viên. 

  1. Chính sách đãi ngộ, lương thưởng xứng đáng

Chính sách đãi ngộ cùng là một trong những điểm vô cùng hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tùy theo từng ngành nghề, mức lương cơ bản và thưởng trợ cấp là khác nhau, tuy nhiên mặt bằng chung về lương tại Nhật rất cao, chính vì thế có rất nhiều nhân sự không chỉ tại Nhật Bản mà còn các nước khác như Việt Nam đầu quân sang Nhật Bản sinh sống và làm việc. 

Không chỉ thế, các chính sách đãi ngộ vật chất khác như cung cấp chỗ ở, trợ cấp nuôi con,... hoặc thậm chí là trợ cấp nuôi động vật cũng hấp dẫn rất nhiều nhân tài khắp nơi. 

  1. Các phương thức đãi ngộ phi vật chất

Đây là các phương pháp đãi ngộ và hỗ trợ nhân viên trên mặt tinh thần, khiến họ có hứng thú và có niềm yêu thích với công việc mình làm hơn. Tại Nhật Bản, có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do nhân viên quá áp lực với công việc, không có niềm yêu thích hay động lực làm việc, dẫn đến mắc bệnh tâm lý hay thậm chí là tự tử. Và để giải quyết tình trạng này, nhiều công ty lớn tại Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp khá thú vị để thúc đẩy tinh thần nhân viên của mình. 

Tập đoàn Pasona - một trong những tập đoàn cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu Nhật Bản  đã “thuê” hai con dê trong năm 2011 và hai con lạc đà Alpaca vào năm 2013 làm nhân viên chính thức toàn thời gian, một phần là để giảm gánh nặng tâm lý cho nhân viên, một phần để tăng thêm nhận diện thương hiệu và cải thiện hình ảnh của cả tập đoàn. Nhờ những “nhân viên tận tâm" này mà không khí làm việc của cả công ty trở nên vô cùng vui vẻ và giảm căng thẳng. 

Theo đó, tại Oracle Corporation Japan - một công ty cung cấp giải pháp công nghệ, cô chó chăn cừu Candy làm việc như một “đại sứ” toàn thời gian, theo thông tin từ trang web của công ty này. Oracle đã nuôi 4 “nhân viên" chó từ năm 1991 và những cô cậu nhân viên này còn có hẳn tài khoản Twitter và Instagram.

Còn tại công ty công nghệ Ferray có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, lãnh đạo của công ty này cho biết hiện có 9 “nhân viên mèo" ăn, ngủ, và “làm việc" trong văn phòng. Công ty này đã đưa ra chính sách nuôi mèo văn phòng từ những năm 2000 theo đề xuất của một nhân viên. Ngoài ra, ông chủ của Ferray cũng thưởng 5.000 yên một tháng cho những người nuôi mèo. 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC