4 NGUYÊN TẮC CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÔNG MINH TRONG KỶ NGUYÊN V.U.C.A
I. Kỷ nguyên V.U.C.A là gì?:
Bước qua ngưỡng cửa của thời đại công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đang chạy đua để đạt được phương thức sản xuất thông minh nhưng lại gặp không ít trở ngại, rõ ràng nhất là đại dịch Covid vừa qua. Những trở ngại ấy đã hình thành nên kỷ nguyên V.U.C.A. Được công bố từ những năm 1990, khái niệm “Kỷ nguyên V.U.C.A” dùng để miêu tả một thế giới biến động không ngừng dẫn tới nền kinh tế chuyển động liên tục, đặc biệt khi có sự trỗi dậy của thế giới số. Bốn chữ cái đại diện cho bốn từ khóa chính: Volatility (Biến động), Uncertainty (Bất định), Complexity (Phức tạp), và Ambiguity (Mơ hồ). Sự biến động nhắc đến những chuyển biến đa chiều của mọi lĩnh vực cùng sự tác động qua lại của nhiều yếu tố trong thời đại mới. Bản thân lĩnh vực sản xuất cũng là một thách thức không kém khi không ngừng đổi mới, chưa kể còn bị nhiễu loạn bởi vô vàn nguồn thông tin nhiễu gây cản trở cho việc xác định những vấn đề tồn đọng mà các cơ sở sản xuất phải xử lý. Những khó khăn này dẫn đến sự thiếu chắc chắn và mất kiểm soát trong các kế hoạch được hoạch định cho tương lai, ảnh hưởng không nhỏ đến tầm nhìn mà các nhà quản trị muốn hướng tới. Để các doanh nghiệp sản xuất có thể tồn tại được trong thời kỳ V.U.C.A, việc đầu tiên mà các nhà quản trị phải làm là đề ra phương án giải quyết cả 4 từ khóa đã được nêu trên.
II. Tư duy sản xuất trong kỷ nguyên V.U.C.A:
-
Chấp nhận BIẾN ĐỘNG là điều không thể tránh khỏi:
Các doanh nghiệp sản xuất luôn phải nêu cao tinh thần “sống chung với lũ” khi những điều khó lường luôn trực chờ. Không chỉ cần một “tinh thần thép” để chịu đứng được áp lực trong những giai đoạn khó khăn mà doanh nghiệp còn cần làm làm tốt khâu quản lý chất lượng sản phẩm (QPM) để liên tục đáp ứng được sự chuyển biến của thị trường. Trong thời đại chuyển đổi số, việc áp dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay điện toán đám mây vào trong quá trình sản xuất để kịp thời tính toán được mức độ rủi ro và đưa ra những đề xuất giải quyết tương ứng một cách hiệu quả nhất.
-
Hạn chế SỰ BẤT ĐỊNH:
Trong sự hỗn loạn của thế giới số, các doanh nghiệp sản xuất cần khẩn trương tiếp cận với gốc rễ của vấn đề để giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự bất ổn này. Việc đầu tiên là các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống database liên quan đến kiến thức, quy trình và công nghệ có để làm nền tảng đánh giá và đề xuất phương án xử lý dựa trên những yếu tố sẵn có. Đặc biệt việc phân tích từ nguồn dữ liệu tương tự trong lịch sử cũng sẽ giúp đưa ra những phán đoán đáng tin cậy và có cơ sở hơn.
Khi đã có được phán đoán, việc cần làm tiếp theo là phải sử dụng các công cụ phân tích nhằm tăng tốc độ xử lý thông tin và đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu thành công, doanh nghiệp hoàn toàn nắm thế chủ động và trở thành người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh của chính mình.
Không những vậy, các công nghệ kỹ thuật số chẳng hạn AI hay điện toán đám mây còn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc thấu hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đánh vào những thị trường B2C đặc thù hơn. Bên cạnh đó, việc kết hợp hệ thống đánh giá vòng đời sản phẩm PLM cùng với công cụ ERP và MES cũng là một xu hướng được triển khai tại nhiều mô hình sản xuất thông minh nhằm tạo nên một nền tảng vững chắc cho quá trình sản xuất.
Cuối cùng, là một trong những chức năng phổ biến nhất của các kênh tiếp thị và truyền thông trực tuyến, việc tập hợp những phản hồi của người tiêu dùng và cập nhật xu hướng mới, nhờ vậy thúc đẩy quá trình R&D luôn diễn ra không ngừng nghỉ.

-
Ứng biến trước sự PHỨC TẠP:
Sự ứng biến của một nền sản xuất thông minh phản ánh qua việc gia tăng hiệu suất của dây chuyền sản xuất về cả thời gian cũng như chất lượng, tối ưu hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng suất và đa dạng hóa sản phẩm-dịch vụ nhằm đáp ứng được tối đa yêu cầu của từng khách hàng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các doanh nghiệp sản xuất đang chuyển dần từ triết lý kinh doanh sản phẩm thuần túy thành triết lý sản phẩm-dịch vụ, hay nói cách khác là không chỉ làm tốt việc đáp ứng nhu cầu mà còn phải đem lại cảm giác thỏa mãn cho khách hàng. Bên cạnh phương diện khách hàng, trong buổi hội thảo về “Văn hóa Agile” của VietnamWorks vào tháng 11/2019, ông Trần Đức Huy (CEO Saint – Gobain Việt Nam) còn nhấn mạnh yếu tố con người trong nội bộ công ty. Cụ thể, trước khi muốn thỏa mãn khách hàng, doanh nghiệp cần phải “phục vụ những người phục vụ khách hàng” từ việc đào tạo họ, trao quyền cho họ và xây dựng một môi trường làm việc mà mỗi nhân viên có thể hằng ngày nuôi dưỡng đam mê và tự do thể hiện quan điểm cá nhân để đưa tổ chức đi lên. Bằng cách lấy yếu tố con người làm trọng tâm, một tổ chức mới hoàn toàn trở thành một thể đồng nhất để dễ dàng hơn trong việc chuyển mình trước dòng chảy của thời đại số.
-
Lên kế hoạch đối phó với sự MƠ HỒ:
Đối phó với sự mơ hồ thì không gì hơn lộ trình cụ thể. Sự phức tạp của kỷ nguyên số nói trên đòi hỏi nhà máy phải có kế hoạch dài hạn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nếu không muốn bị tụt hậu và đào thải ra khỏi thị trường khắc nghiệt như hiện nay. Khi mà những khác biệt về công nghệ và trải nghiệm đem lại cho người dùng chính là chìa khóa để các doanh nghiệp sản xuất có thể mở ra nhiều cơ hội mới trong thời đại công nghệ 4.0. Một lưu ý quan trọng nữa, doanh nghiệp sản xuất có được một một “tầm nhìn” tốt nhưng nếu muốn “tầm nhìn” ấy luôn hoạt động hiệu quả và bền bỉ thì yêu cầu doanh nghiệp phải định kỳ kiểm định lại “tầm nhìn” của chính mình khoảng 6 tháng/lần , từ đó mới có thể điều chỉnh lộ trình hoạch định bản đầu phù hợp với đúng xu hướng của thị trường.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Ban đào tạo doanh nghiệp BC - Viện VJCC
Hà Nội, 27/05/2022
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung