9 ĐIỀU CÁC GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CẦN LƯU Ý

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Giám đốc Sản xuất là lãnh đạo cấp cao chuyên giám sát quá trình sản xuất và điều phối mọi các hoạt động để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sản phẩm của khách hàng, đem lại giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Dưới đây là 9 điều các giám đốc sản xuất cần lưu ý để phát triển toàn diện, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp:

1. Trau dồi kiến thức chuyên môn
Mỗi một giám sản xuất trong từng lĩnh vực điều cực kỳ quan trọng là phải có kiến ​​thức chuyên môn vững chắc hay những tiêu chuẩn theo đặc thù doanh nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn chung để đạt được mức độ an toàn và chất lượng qua mỗi đợt sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là chuẩn mực chung cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. 

Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi giám đốc sản xuất cũng cần phải có chí cầu tiến và ham học hỏi, bao gồm học hỏi từ cấp dưới, đối tác hay những người xung quanh; học hỏi trong công việc, đối nhân xử thế,… để hoàn thiện bản thân. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cho việc quản lý nguồn nhân lực và quản lý sản xuất.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng
“Là một nhà lãnh đạo, bạn phải cung cấp một bức tranh toàn cảnh rõ ràng và ngắn gọn về tầm nhìn và kết quả hướng đến của doanh nghiệp tới tất các các bộ phận và nhân viên. Mọi người kết nối với một dự án hoặc nhiệm vụ dễ dàng hơn nếu họ biết mục tiêu cần hướng đến đâu. Đừng giữ chúng trong bóng tối… Hãy xác định thông tin nào là quan trọng và sau đó đưa ra các hướng dẫn, thiết lập nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân/ bộ phận để thực hiện kế hoạch thành công chứ không phải thất bại ”, Keisha A. Rivers, người sáng lập và điều phối viên chính của The KARS Group Ltd.

3. Liên tục cải tiến và đổi mới
Liên tục đổi mới, cải tiến là một trong những giá trị cốt lõi của ngành sản xuất. Trong thời đại kỷ nguyên số, hàng hóa luôn được cập nhật và cải tiến liên tục. Khách hàng luôn có nhu cầu cao hơn về sản phẩm/dịch vụ trong tương lai (tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chi phí,...). Bởi vậy, khái niệm “hoàn thành” không có nghĩa là kết thúc công việc, mà doanh nghiệp sẽ cần liên tục đổi mới và cải tiến. Chắc chắn bằng cách cải tiến các sản phẩm cũ, các chiến lược cải tiến sản phẩm tốt có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả hơn nhiều so với việc tạo ra các sản phẩm mới. Điều này là triết lý cần được ghi nhớ trong suốt quá trình thực hiện. Các giám đốc sản xuất không đổi mới hoặc tối ưu hóa sản phẩm của họ rất dễ bị loại khỏi thị trường.

4. Khả năng kiểm soát nhà máy
Trong nhà máy có thể xảy ra nhiều vấn đề, sự cố khôn lường, và giám đốc sản xuất phải có khả năng kiểm soát, ứng phó một cách nhanh chóng, hiệu quả. Để thực hiện tốt khi gặp các vấn đề trên, điều cốt yếu của người giám đốc sản xuất là phải hiểu rõ nơi mình làm việc, mọi cơ chế hoạt động của hệ thống máy móc, thiết bị, lường trước những rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch khắc phục kịp thời.

5. Giao tiếp hiệu quả với nhân viên
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp giám đốc sản xuất có thể làm việc và trao đổi hiệu quả với các cá nhân/ bộ phận trong doanh nghiệp, giúp bộ máy sản xuất được vận hành một cách tối ưu nhất.

Khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt sẽ là kiến tạo giúp các giám đốc sản xuất tạo động lực cho nhân viên, giải quyết xung đột trong công việc, giữa các cá nhân/ bộ phận một cách khéo léo cũng như tăng sự gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp.

Ngoài ra, với kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, giám đốc sản xuất sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng.

6. Công nhận sự nỗ lực của nhân viên
Nhân viên thực sự đánh giá cao sự công nhận của cấp trên, các nhà quản lý và đồng nghiệp. Họ sẽ cảm thấy tuyệt vời trong vai trò công việc của mình và cảm thấy được đánh giá cao, điều này giúp nhân viên hạnh phúc hơn, năng suất hơn - mang lại lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.

Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của câu nói “Cảm ơn” hoặc “Làm tốt lắm” đối với nhân viên. Đó sẽ là một động lực tuyệt vời, đôi khi còn hơn cả việc tăng lương hoặc thăng chức.

Trở thành một nhà quản lý giỏi có nghĩa là biết rằng lòng biết ơn và sự công nhận đối với nhân viên sẽ là động lực để họ đi một chặng đường dài cùng doanh nghiệp.


 
7. Tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp
Trong chu trình sản xuất, giám đốc phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân/ bộ phận, đảm bảo tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực gồm: nhân công, thiết bị, vật tư, nhà xưởng để thực hiện đơn hàng.
Muốn làm được điều này, giám đốc sản xuất phải dành thời gian quan sát và đánh giá khả năng của mọi người, xác định điểm mạnh/ yếu của mỗi cá nhân, mong muốn của họ để điều phối và phân công công việc phù hợp, đảm bảo tất cả đều được phát huy năng lực tốt nhất của mình trong công việc, tối ưu hóa năng suất lao động.

8. Linh hoạt giải quyết các vấn đề
Một giám đốc sản xuất giỏi là người luôn bình tĩnh tiếp nhận sự việc và giải quyết vấn đề một cách khéo léo, sẵn sàng đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời khi có các trường hợp bất trắc xảy ra; linh hoạt bổ sung các phương án thay thế để đảm bảo mọi vấn đề xảy ra ảnh hưởng ít nhất đến tiến độ và hiệu quả công việc.

9. Quan tâm đến nhu cầu của khách hàng
Giám đốc sản xuất cũng là người làm việc trực tiếp với đối tác, cung cấp lợi ích sản phẩm và nhận phản hồi, đánh giá của khách hàng. Vì vậy, họ hiểu được mong muốn và hành vi của khách hàng. Họ đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC