CƠ HỘI MỚI CHO NGÀNH DỆT MAY: BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Trước khi xảy ra đại dịch, ngành công nghiệp may mặc toàn cầu đã sản xuất khoảng 92 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Rác thải vải tràn lan trong chuỗi cung ứng. Quần áo giá rẻ, chất lượng thấp nhanh chóng gia tăng số lượng bởi nhu cầu “thời trang nhanh” đã khiến những thứ chúng ta mặc chỉ dùng một lần.

Hầu hết chúng ta hình dung chất thải vải là quần áo bị bỏ đi của người tiêu dùng hoặc vải vụn. Tuy nhiên, những cuộn vải hoàn toàn tốt không sử dụng lại chiếm một phần đáng kể chất thải. Trong khi phế liệu dệt có thể được cắt nhỏ thành vật liệu cách nhiệt hoặc vật liệu nhồi, các cuộn vải không được sử dụng sẽ chỉ làm tăng chi phí tồn kho và gây lãng phí.

Tin tốt là, đổi mới quy trình có thể giúp giảm thiểu chất thải vải. Theo một báo cáo gần đây của McKinsey, 25% hàng may mặc không bán được. Như vậy, sự liên kết tốt hơn giữa nhu cầu sản xuất, chẳng hạn như thu mua vải, và nhu cầu tiêu dùng sẽ là thông lệ tốt cho các doanh nghiệp và hành tinh của chúng ta. Ví dụ, chu kỳ thiết kế nhanh chóng, như của Zara, dựa trên nhu cầu về vải có thể giảm thiểu đánh giá sai lệch về nhu cầu hoặc tồn kho.

Tuy nhiên, ngành thời trang cũng phải giải quyết rủi ro và gánh nặng do hàng triệu tấn hàng tồn đọng gây ra. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng thiết kế để biến vải thừa thành cơ hội.

Ý tưởng tái sử dụng vải bị lãng phí không phải là mới. Vùng Bengal của Ấn Độ có tập quán truyền thống là may lại những mảnh vải đã bỏ đi để tạo ra một sức sống mới cho những mảnh vụn thừa, đồng thời mang lại sự ấm áp cho người mặc. Nó đã được hồi sinh bởi các doanh nhân như Shamlu Dudeja, người sáng lập SHE (Doanh nghiệp tự lực) Ấn Độ. Tuy nhiên, việc ghép nhiều mảnh vải vụn lại với nhau rất tốn thời gian và dẫn đến thiết kế không nhất quán. Mặc dù điều này hoạt động hiệu quả đối với các tác phẩm nghệ nhân cao cấp, nó gây khó khăn cho sản xuất có quy mô lớn.
How to Recycle Your Clothes | Green Action Centre
Nguồn: Green Action Centre
 
Việc chuyển dịch ngành công nghiệp không chỉ đòi hỏi tư duy tái sử dụng mà còn cần có nguyên tắc thiết kế hiệu quả. Thiết kế thường bắt đầu trong một cuốn sổ phác thảo hoặc một tập bản vẽ; tầm nhìn nghệ thuật không bị hạn chế là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, vải được cắt để phù hợp với ý tưởng. Mặc dù quá trình này đã tạo ra nhiều thiết kế sáng tạo, nhưng nó cũng gây lãng phí từ 10 đến 30% vải. Hơn nữa, bởi vì quy trình thiết kế này là theo xu hướng, nó thường yêu cầu các đơn đặt hàng vải mới mà không giải quyết lượng vải cũ tích lũy.

Một triết lý thiết kế khác có thể là giải pháp. Trong hàng nghìn năm ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các nhà thiết kế đã tạo ra quần áo trong điều kiện hạn chế về nguồn vải. Các thiết kế của họ, như kimono hoặc sari cổ điển, rất tối giản và linh hoạt, đồng thời không tốn vải. Các đường cắt thẳng và các mảnh vải hình khối cũng có thể đơn giản hóa quá trình sản xuất. Phương pháp thiết kế này có thể tái sử dụng các cuộn vải còn sót lại thành các thiết kế không chất thải trên quy mô lớn.

Sử dụng vải thông minh hơn thông qua thiết kế và quy trình cũng có thể là câu trả lời. Chất liệu thường là chi phí sản xuất quần áo cao nhất, song vải cũng là nguồn tài nguyên bị lãng phí nhiều nhất. Bằng cách chuyển vải không sử dụng sang mục đích mới, ngành công nghiệp thời trang có thể giúp cứu hành tinh, và cứu giúp chính các doanh nghiệp trong ngành.
 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC