Mô hình của Nhật Bản về Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy)
Ngày nay, các doanh nghiệp dần chuyển đổi mô hình từ kinh tế tuyến tính - truyền thống sang kinh tế tuần hoàn nhằm hướng đến phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận và áp dụng dựa trên 9R:
· Refuse (R0 - Giảm bớt công năng dư thừa ở sản phẩm hoặc gắn một công năng cho những sản phẩm rất khác nhau)
· Rethink (R1- Thay đổi tư duy về việc sử dụng sản phẩm)
· Reduce (R2 - Giảm thiểu chi phí khi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm)
· Re-use (R3 - Chuyển vật dụng còn dùng được cho người khác sử dụng khi người sử dụng ban đầu không cần dùng tới, hoặc phục hồi lại công dụng của một sản phẩm sau một giai đoạn sử dụng)
· Repair (R4 - Sửa chữa, bảo trì sản phẩm để có thể được sử dụng như ban đầu)
· Refurbish (R5 - Bảo quản và nâng cấp sản phẩm để sử dụng)
· Remanufacture (R6 - Sử dụng những cấu kiện, chi tiết còn dùng được ở những sản phẩm hỏng để sản xuất sản phẩm mới có cùng công dụng)
· Repurpose (R7 - Sử dụng sản phẩm hỏng hoặc những bộ phận, chi tiết của nó để sản xuất những sản phẩm có công dụng khác hẳn)
· Recycle (R8 - Chế biến lại vật tư để sản xuất sản phẩm mới)
· Recover (R9 - Tiêu hủy nguyên liệu có thu hồi năng lượng)
Tiền đề cốt lõi của kinh tế tuần hoàn là tách hoạt động kinh tế khỏi việc khai thác tài nguyên và sản xuất khí nhà kính. Điều này được thực hiện thông qua nỗ lực phối hợp nhằm giảm thiểu chất thải, khuyến khích địa phương hóa các mô hình sản xuất và tiêu dùng và tái chế tài nguyên.
Tuy nhiên, phát triển một nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn là quyết định tái chế chất thải. Nó yêu cầu chúng ta phải có sự hiểu biết về quy mô và cam kết về hiệu quả ở mọi bước hậu cần của quá trình giảm thiểu chất thải. Bên cạnh đó, việc tối đa hóa hiệu quả phân phối tài nguyên và giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên mới cũng đòi hỏi những thách thức này phải được giải quyết. Nhưng bằng cách nào?
Ứng dụng R-CES (The Regional and Circular Ecological Sphere)
Chính phủ Nhật Bản, sau khi xây dựng Kế hoạch Môi trường cơ bản lần thứ 5, đã chấp nhận khái niệm R-CES, hay còn gọi là “Phạm vi sinh thái khu vực và tuần hoàn”. R-CES nghĩa là để các vật chất và carbon được lưu thông ở quy mô giảm thiểu chất thải tùy thuộc vào ngành hoặc tài nguyên được đề cập. Đối với hàng hóa lâu bền như thép, việc lưu thông phải diễn ra ở bán kính lớn để cho phép nhà máy tái chế có đủ nguồn thép từ khắp mọi khu vực nhằm hoạt động với hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên đối với hàng hóa dễ phân hủy, bán kính đó sẽ nhỏ hơn và thậm chí còn nhỏ hơn đối với những thứ nhanh hỏng như rác thải thực phẩm.
Bằng cách hiểu và lập kế hoạch cho những quy mô lý tưởng này, chúng ta có thể tối ưu hóa quá trình lưu thông vật chất và carbon để giảm thiểu khí thải và cải thiện nền kinh tế địa phương. Mặc dù việc xuất khẩu nhựa đã qua sử dụng sang Trung Quốc và các thị trường khác ở Nam và Đông Á có thể ít gây tổn hại đến môi trường hơn so với việc đưa nhựa vào bãi chôn lấp, nhưng nếu việc tái chế nhựa có thể diễn ra tại địa phương nhiều hơn, thì điều đó thậm chí còn tốt hơn.
Triết lý của R-CES cũng coi các vấn đề môi trường và xã hội có mối liên hệ không thể tách rời với hiệu quả của việc này. Điều đó có nghĩa rằng để R-CES được phát triển tốt, chúng ta cần phải tính đến các vấn đề như tiếp cận trường học, thời gian đi làm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra một khuôn khổ hỗ trợ lý tưởng của một nền kinh tế hoàn chỉnh. Theo hướng dẫn về R-CES được xuất bản bởi chính phủ Nhật Bản và Giáo sư Kazuhiko Takeuchi, một trong những nhà tư tưởng hàng đầu đằng sau R-CES, mục tiêu của việc áp dụng tư duy R-CES là tạo ra một “xã hội tự chủ và phi tập trung” hỗ trợ nền kinh tế các-bon thấp, phát triển quy mô con người và bảo tồn thiên nhiên. Phi tập trung nghe có vẻ là một mục tiêu bất thường đối với việc quy hoạch khu vực mà các chuyên gia về tính bền vững thường hướng đến. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Nhật Bản coi phân cấp là điều quan trọng để xây dựng khả năng chống chịu khi đối mặt với thiên tai.
Việc biến điều này thành hiện thực đòi hỏi phải thay đổi cách thức quy hoạch các nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và cộng đồng một cách nghiêm túc; thậm chí, nó sẽ đòi hỏi cả việc chuyên môn hóa các hoạt động kinh tế và phân phối tiêu dùng một cách tối ưu. Vì vậy, các thành phố của Nhật Bản đang được khuyến khích tập trung vào việc nâng cao các đặc điểm độc đáo, chuyên môn hóa trong khi tận dụng các hoạt động liên quan để có thể lưu thông vật chất một cách tối ưu hơn. Tương tự, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ phân phối và phân cấp sản xuất điện để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời lập bản đồ tiềm năng năng lượng tái tạo của các khu vực khác nhau trên khắp đất nước.
Khái niệm R-CES đã được triển khai ở một số thành phố thân thiện với môi trường bậc nhất của Nhật Bản. Tỉnh Nagano, một trong những “Thành phố tương lai SDG” của đất nước, đã sử dụng khái niệm R-CES để đạt được tiến bộ trong mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Dựa trên thành công này, các đại diện của Nhật Bản đã chia sẻ những phát hiện của họ tại các hội nghị trên toàn thế giới, và trình bày công việc của họ cùng với ICLEI tại Japan Pavillion tại COP24.
Phát triển tuần hoàn là một lộ trình quan trọng của ICLEI hướng tới sự bền vững của đô thị. Mặc dù vẫn còn nhiều nghiên cứu và kế hoạch để thực hiện, R-CES đưa ra một số ý tưởng quan trọng về quy mô tối ưu và củng cố nhu cầu xây dựng nền kinh tế dựa trên các hệ thống sinh thái và xã hội lành mạnh. Nếu những ý tưởng này được áp dụng sớm trong quá trình triển khai quy hoạch khu vực tuần hoàn, chúng ta không chỉ có thể tận hưởng những lợi ích của một nền kinh tế thân thiện với môi trường và kinh tế tuần hoàn, mà còn là một nền kinh tế quy mô hữu cơ và hiệu quả theo thời gian.
(VJCC HCMC dịch và tổng hợp)
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT - BOKI 3 KYUU (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 04/07/2025 - 01/08/2025Giảng viên : Ông Kokubo Hidero - Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 5/2025
Thời gian : 10/05/2025 - 13/7/2025 (20 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung