TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô và cường độ hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Sự biến đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực về kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế các nước khác. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới vận hành theo những quy định, nguyên tắc mang tính toàn cầu khi toàn cầu hóa kinh tế diễn ra. Vậy, toàn cầu hóa mang lại những tác động tích cực nào đối với thế giới?
1. Thúc đẩy sự hình thành của tổ chức liên kết kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động di chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác. 

 
2. Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng nhanh chóng quan hệ thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế phát triển có nghĩa là mối quan hệ thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng. Nền sản xuất mang tính toàn cầu hóa, các nước có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, vốn, sức lao động và thị trường của nước khác, từ đó thúc đẩy quốc tế hóa, sản xuất phát triển nhanh chóng. Đồng thời, tự do hóa thương mại giúp loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với hàng hóa tự do giữa các quốc gia từ đó giúp thúc đẩy thương mại tự do

 
3. Gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, việc dịch chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia trở nên sôi động hơn, đặc biệt là nguồn lực về vốn. Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng là một cách tích cực của toàn cầu hóa kinh tế ngày nay.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước

Tự do thương mại thế giới là cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận với những loại hàng hóa khác nhau trên thế giới trong bối cảnh xuất nhập khẩu giữa các quốc gia dễ dàng và nhanh chóng. Để tồn tại, phát triển trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, buộc Chính phủ và doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo. Chính phủ phải có những chính sách, quyết sách, mô hình phát triển phù hợp,.. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo, làm thế nào có các sản phẩm chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn, phong phú hơn mới có thể tồn tại, cạnh tranh được.

5. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân trên thế giới

Việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp các nước cải thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của người lao động, hoàn thiện về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập của người dân trên thế giới

6. Thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ

Xu thế tự do hóa tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các chính phủ, các doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới sáng tạo, tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm tránh tụt hậu so với các quốc gia khác. Hiện nay chi phí phát triển R&D của các nước phát triển là rất lớn và không ngừng tăng lên mỗi năm đã góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ  phát triển mạnh mẽ. 

 
Theo Sưu tầm
 
 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC