KAKEIBO - VŨ KHÍ BÍ MẬT TRONG CHI TIÊU CỦA NGƯỜI NHẬT

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Người Nhật từ xưa đã nổi tiếng vì sự tiết kiệm và khả năng quản lý tài chính. Một trong những bí quyết giúp người Nhật làm được điều này, đó là nhờ phương pháp "Kakeibo". Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để nâng cao khả năng quản lý tiền bạc của bản thân, thì hãy tham khảo thử bài viết này nhé!

 

 116 năm kể từ ngày đầu tiên xuất hiện, Kakeibo vẫn luôn là công cụ đặc biệt đồng hành cùng người Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày của bản thân và gia đình.

 Quyển sổ cân đối chi tiêu Kakeibo, sẽ giúp bạn ý thức được những chi tiêu vô lý, có cách dùng tiền hợp lý hơn, và có thể dành ra khoản dư để tiết kiệm thay vì chìm đắm trong nợ nần. Kakeibo khuyến khích bạn nghiêm túc ngồi xuống từ đầu tháng và lên kế hoạch cho chi tiêu bốn tuần tiếp theo. Có nghiên cứu cho rằng phương pháp quản lý tài chính gia đình đơn giản này sẽ giúp bạn tiết kiệm đến 35% chi tiêu trong năm kế tiếp.

 

Kakeibo là gì?


 

Kakeibo là một cuốn sổ ghi chép chi tiêu được đặt tên theo một thuật ngữ tiếng Nhật được hiểu là “sổ cái tài chính hộ gia đình”. Khi sử dụng cuốn sổ đặc biệt này, người dùng trả lời một số câu hỏi tài chính và đặt mục tiêu tiết kiệm. Sau đó, họ theo dõi các khoản chi tiêu của mình, sắp xếp các khoản mua hàng của mình vào các danh mục và tự kiểm tra lại các khoản chi vào cuối mỗi tháng. Không giống như nhiều ứng dụng theo dõi chi tiêu ngày nay, Kakeibo yêu cầu người dùng phải ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình - một cách nghe có vẻ là lỗi thời nhưng chính điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ về thói quen chi tiêu của mình và hiểu lý do tại sao bạn muốn mua món đồ đó.
 

Kakeibo được sử dụng như nào?
 

1. Ghi chép lại thu nhập và các khoản chi tiêu cố định hàng tháng

Kakeibo tạo động lực cho người sử dụng lên kế hoạch chi tiêu cho chính mình từ những ngày đầu tiên của tháng. Trước hết, bạn ghi lại thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán (tiền thuê nhà, tiền điện, nước, cước Internet…). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể chi tiêu trong tháng này. Và dĩ nhiên, để hoàn thành bước đầu tiên này, bạn cần có cho riêng mình một cuốn sổ và một cây bút - nét đặc trưng riêng của Kakeibo.

2. Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng

Xác định số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này. Số tiền tiết kiệm này có thể là khoản dư còn lại sau khi bạn đã cân nhắc cẩn thận giữa thu nhập và chi tiêu. Hãy cố gắng không động vào số tiền này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo.

3. Phân loại chi tiêu

Trong những trang tiếp theo của cuốn sổ, hãy theo dõi những chi tiêu của bạn theo bốn phân loại:

Nhu cầu: những thứ cần thiết như nhà ở, cửa hàng tạp hóa, thanh toán xe hơi hoặc các khoản vay dành cho sinh viên.

Muốn: mua hàng thú vị nhưng không hoàn toàn cần thiết (đồ ăn mang đi, sở thích, giải trí).

Văn hóa: mọi chi tiêu cho các hoạt động văn hóa - sách, phí bảo tàng, vé xem hòa nhạc, dịch vụ phát trực tuyến TV, v.v.

Không mong đợi: các chi phí khác tăng lên, như hóa đơn y tế hoặc sửa chữa nhà.

 Nhu cầu thiết yếu: những chi tiêu cần thiết như thực phẩm, dược phẩm, di chuyển, thuê nhà,…

 Chi tiêu theo mong muốn: những chi tiêu dành cho đi cà phê, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm,...

 Văn hóa - Tinh thần: đây sẽ là mục dành cho các chi tiêu liên quan đến các hoạt động văn hóa: sách, âm nhạc, các buổi biểu diễn, xem phim, tạp chí,...

 Khoản chi tiêu ngoài dự kiến: các chi phí bất ngờ thay đổi hay xảy ra: hóa đơn y tế, sửa chữa nhà cửa hay quà tặng,...

-> Đây có thể coi là phần hữu ích nhất của kakeibo. Khi bạn phải sắp xếp thứ gì đó vào một danh mục, bạn phải suy nghĩ nhiều hơn những gì bạn nghĩ đó!

4. Xây dựng “cam kết” tài chính của tháng.

Ví dụ như giảm hoặc cắt nhu cầu mua sắm xa xỉ trong tháng, tìm một cửa hàng cung cấp gas rẻ hơn.

5. Kiểm tra lại chi tiêu vào cuối tháng

Vào cuối mỗi tháng, hãy bình tĩnh xem xét trận chiến giữa "con lợn tiết kiệm" và "con sói chi tiêu" của bạn. Hãy chịu khó so sánh số tiền ban đầu bạn định chi tiêu và những gì đã thực sự chi. Sự chênh lệch này chính là số tiền bạn tiết kiệm thêm được cho tháng đó.

Việc chi tiêu và tiết kiệm luôn là vấn đề khiến chúng ta đau đầu. Có rất nhiều câu trả lời cho vấn đề này, Kakeibo là một trong số đó. Nếu các phương pháp này là điều kiện cần thì bạn và sự kiên trì chính là điều kiện đủ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, hãy chọn cho mình một trợ lý phù hợp và sẵn sàng cho năm 2021 chi tiêu thật hợp lí nhé 

 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC