PHÂN LOẠI RÁC Ở NHẬT CÓ KHÓ KHÔNG?

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Câu trả lời là không! Sau đây hãy cùng tìm hiểu với VJCC cách để phân loại rác ở Nhật nhé!

Ở nhiều nước phát triển, việc phân loại rác thải là việc bắt buộc. Tuy nhiên ở Nhật thậm chí còn “gắt” hơn về vấn đề này, nhờ đó mà việc thu gom, xử lý hay tái chế càng trở nên thuận tiện hơn, khiến cho đường xá ở Nhật luôn vắng bóng rác mà không cần tới người dọn vệ sinh. 

Vậy vì sao lại cần phải phân loại rác nhỉ? Hàng ngày chúng ta thải ra rất nhiều loại rác khác nhau, từ cốc giấy, ống hút cho đến những thứ to hơn như quần áo, nồi niêu, xoong chảo, thậm chí là TV, tủ lạnh… Thử tưởng tượng tất cả những thứ đó đều bị nhét chung vào cùng một cái hố rồi chôn xuống đất, chắc chắn môi trường xung quanh sẽ trở nên vô cùng độc hại. Chính vì vậy, việc phân loại rác từ nguồn (từ những người thải chúng ra) là vô cùng cần thiết. Chưa kể, việc này cũng giúp cho Nhà nước tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ dành cho việc thu gom, phân loại và xử lý hoặc tái chế các loại rác thải khác nhau nữa.

Ở Nhật, rác ở mỗi vùng sẽ được phân chia hơi khác nhau một chút, nhưng nhìn chung vẫn sẽ dựa trên các quy tắc như sau: 

1.Rác cháy được (燃えるゴミ)

Nguồn: Suleco
Thường sẽ là các loại rác thải nhà bếp như vỏ trứng, đồ ăn thừa… hoặc rác sinh hoạt như vải, áo quần không sử dụng được nữa, bỉm, thuốc lá… hay các sản phẩm thuộc da như giày, dép; đồ cao su như găng tay; đồ nhựa không có nhãn PET hay プラ. Loại rác này thường được thu gom khoảng 2 ngày/lần (tùy địa phương có thể khác). 

2.Rác không cháy được (燃えないゴミ・不燃ゴミ)

Nguồn: Nagoya City
Bao gồm các đồ kim loại như : xoong chảo, ô dù, giấy bạc, dao kéo...Các đồ bằng thủy tinh như chai lọ, chén bát, bóng đèn, gương… và còn một số vỏ đồ hộp không rửa sạch được. Các loại pin, bật lửa hay bình ga mini... cũng được xếp vào nhóm này.

3.Rác tái chế (資源ゴミ)

Nguồn: Wako City
Rác tài nguyên hay còn gọi là rác tái chế, là những loại giấy như báo chí, tờ rơi, giấy gói hàng, thùng bìa carton.. Ngoài ra còn có quần áo hay các loại chăn màn, vải vụn cũ...

Những đồ nhựa được dán nhãn nhựa (プラ hay PET), các loại chai thủy tinh, vỏ hộp có gắn nhãn nhôm (アルミ) hoặc nhãn thép (スチール) thì đều được phân loại là rác tài nguyên.

4.Rác quá khổ (粗大ゴミ)

Nguồn: Ogi City
Rác thải cỡ lớn bao gồm những đồ dùng trong sinh hoạt không tái sử dụng được như bàn ghế, tủ, giường, đệm, bếp... và các loại cánh cửa.

Hy vọng qua bài viết này, VJCC đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Vậy bạn có thấy việc phân loại rác ở Nhật dễ hơn không nè?/.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC