Monozukuri - Chìa khóa thành công của sản phẩm thương hiệu Nhật Bản

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Monozukuri là từ ghép tiếng Nhật, trong đó “mono” là sản phẩm , và “zukuri” là quá trình tạo ra sản phẩm. Monozukuri là đặc trưng của tinh thần Nhật, đòi hỏi tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng với niềm tự hào tiêu chuẩn Nhật.
3 tiêu chí của Monozukuri:

Monozukuri được thể hiện qua hệ tiêu chí : sản xuất chuyên nghiệp, quy trình hiện đại, và đáp ứng các tiêu chuẩn ở mức độ cao nhất. Thông qua triết lý Monozukuri, các công cụ như 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) hay QCD (kiểm soát chất lượng) giúp Doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm cao nhất, hiệu suất sản xuất được tốt nhất và đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên.

Bên cạnh đó, Monozukuri còn dựa trên tiêu chí cải tiến liên tục và sáng tạo. Triết lý Kaizen – cải tiến không ngừng là tiêu chí nền tảng cho sự cải tiến này. Kaizen không phải là cách thức tạo ra một sản phẩm đột phá, mà là một quá trình giúp cho sản phẩm thay đổi và cải thiện dần dần, từng bước chuyển biến, mỗi ngày một tốt hơn. Kaizen không chỉ ứng dụng trong sản phẩm, mà còn ứng dụng trong quy trinh sản xuất, trong Phương pháp quản lý, tạo ra một công ty có nền tảng vững mạnh và phát triển không ngừng.

Thông qua Kaizen, Monozukuri còn hướng đến triết lý con người, tiêu chí đề cao khả năng và trí tuệ con người. Mỗi người lao động là một nghệ nhân, một chuyên gia giúp tạo ra những sản phẩm tốt nhất với mục tiêu khiến cho khách hàng hài lòng.

Bài học từ Nhật Bản

Nhờ hệ tiêu chí này, Monozukuri đã được ứng dụng rất thành công trong các doanh nghiệp Nhật Bản, mà tiêu biểu là thương hiệu Toyota. Công ty nay đã tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy tinh sáng tạo và nỗ lực của con người. Mục tiêu của Toyota hướng đến chuẩn hóa năng lực nhân viên, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải tiến không ngừng. Theo ông Yoshihisa Maruta – tổng giám đốc Toyota Việt Nam TMV  “Monozukuri được hiểu là hoạt động sản xuất. Nó luôn gắn liền với đào tạo con người. Các sản phẩm không chỉ được làm ra bằng máy móc, mà được làm ra bởi chính bàn tay. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta luôn phải phát triển những ý tưởng hữu ích và tiến hành kaizen để liên tục có những cải tiến”. 

Có thể nói rằng, Monozukuri là công thức dảm bảo chất lượng của người Nhật, tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp. Thành tựu của Toyota, Nissan, Matsushita (Panasonic) là bảo chứng cho việc ứng dụng thành công triết lý Monozukuri.

Ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ông Takano Fujii – là người có điều kiện tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam qua thời gian làm việc tại VJCC – Tp. Hồ Chính Minh nhận xét về nhân lực của Việt Nam: Vấn đề lớn nhất là là thiếu một cách nghiêm trọng đội ngũ lao động có tay nghề cao, người quản lý trung gian, và người quản lý kỹ sư. Hơn nữa, ý thức của các nhà kinh doanh quản lý đội ngũ nhân lực này cũng có vấn đề. Họ được học lý thuyết tại trường đại học và tiếp thu một số kiến thức nhất định, nhưng lại thiếu kinh nghiệm năng lực thực hành/ứng dụng, đồng thời thiếu khả năng lãnh đạo, khả năng dẫn dắt để làm việc theo nhóm. 

Theo các chuyên gia Nhật Bản, để Việt Nam có thể công nghiệp hóa được, cần tạo nên 3 trụ cột công nghiệp gồm: Công nghiệp hỗ trợ, nhân lực và dịch vụ hậu cần hiệu quả. Về phía Nhật, để hợp tác 2 bên cùng có lợi, muốn đề xuất đối tác Monozukuri Việt Nam thông qua việc thực hiện quy hoạch tổng thể về công nghiệp hỗ trợ và thông qua các hành động cụ thể. Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam chuyển giao kỹ năng và công nghệ Monozukuri, và qua đào tạo về Monozukuri.

Các bạn có thể học và ứng dụng Phương pháp Monozukuri thông qua khóa học “Xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất” tại VJCC, do Ông TSUYOSHI SHIMIZU, Cố vấn Tập đoàn Panasonic Excel International, chuyên gia cao cấp JICA chia sẻ. 

(VJCC phân viện Tp.HCM viết và tổng hợp)
Xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất (Production Planning)

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC