PHƯƠNG PHÁP KANBAN TRONG QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Kanban là một thuật ngữ tiếng Nhật nghĩa là “nhãn tên". Đây là một phương pháp kiểm soát dòng nguyên vật liệu dựa trên dòng thông tin trao đổi giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Kanban sẽ giúp ta đạt được những điều sau:
ü Tối ưu hóa sản xuất.
ü Đơn giản hóa và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp.
ü Ủy quyền các kế hoạch một cách đơn giản và đáng tin cậy cho nhà sản xuất.
Ngoài ra, Kanban cũng giúp làm giảm đi các vấn đề như:
§ Hàng tồn kho và sản phẩm dở dang.
§ Lưu trữ bề mặt bằng cách triển khai vòng lặp Kanban.
§ Những trục trặc do quy tắc chính xác.
Có thể thấy rằng, việc cải tiến liên tục trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng là điều cần thiết để duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ, lâu dài. Bên cạnh đó, việc cải thiện quản lý hàng tồn kho khi cần thiết sẽ giúp ta đảm bảo tính linh hoạt một cách tối đa.
Nâng cao khả năng quản lý kho là điều cần thiết
Khuôn mẫu hay thẻ Kanban đã trở thành một tín hiệu trực quan không thể thiếu để chỉ ra thời điểm và số lượng sản xuất. Thẻ Kanban thường gồm 3 loại thông tin sau:
Phương pháp Kanban tổ chức sản xuất theo luồng kéo, điều này có nghĩa là: Khách hàng ở phía cuối luồng sẽ kiểm soát hoạt động sản xuất của nhà cung cấp ở phía trước.
Nguồn gốc và ứng dụng của phương pháp KANBAN
Thực tế phương pháp Kanban khởi nguồn và được áp dụng trong các nhà máy của Toyota như phương pháp 5S hay TPM. Tất cả phương pháp này đều được gọi là TPS (Hệ thống sản xuất Toyota) và Taiichi Ōno - một kỹ sư người Nhật Bản chính là tiền thân của phương pháp quản lý sản xuất này.
Về ứng dụng, hệ thống Kanban có thể được áp dụng trong bất kỳ phần nào của quy trình như:
· Giữa hai xưởng hoặc hai máy.
· Giữa cửa hàng và xưởng sản xuất.
· Giữa địa điểm sản xuất và các nhà cung cấp của nó.
Hệ thống Kanban cho phép kiểm soát việc sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống trực quan để tạo ra các đơn đặt hàng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực tế. Đầu tiên chính là xây dựng mối quan hệ khách hàng - nhà cung cấp đơn giản và lâu dài. Tiếp đến, hàng tồn kho sẽ được kiểm soát vì nó đã được giữ trong một phạm vi để có thể đảm bảo việc giao hàng và tránh sự cố hoặc quá tải.
Phương pháp KANBAN - công cụ sản xuất tinh gọn
Đối với một nhà cung cấp, nguyên tắc cơ bản đó là: chỉ sản xuất số lượng các bộ phận phù hợp mà khách hàng cần và với mức dự trữ hợp lý. Do đó, họ thường tìm cách liên tục hạ thấp mức dự trữ. Điều này có nghĩa họ sẽ cam kết thực hiện một quá trình cải tiến liên tục với mục tiêu duy nhất là loại bỏ các mối nguy làm gián đoạn sản xuất và tăng chi phí sản xuất. Và phương pháp Kanban sẽ giúp họ đạt mục tiêu này.
Một ví dụ ứng dụng của KANBAN
Phương pháp Kanban phân quyền và đơn giản hóa việc quản lý sản xuất trong khu vực sản xuất. Đặc biệt, biểu đồ theo dõi hàng tồn kho trực quan là một hệ thống Kanban tự quản lý cho phép ta ra quyết định ở cấp độ người vận hành. Bảng trực quan còn cực kỳ hữu ích vì nó nhóm các nhãn Kanban đang chờ sản xuất lại với nhau và do đó bảng thường được đặt gần nhà cung cấp.
Một bảng quản lý sẽ có các cột để tham chiếu. Mỗi cột phải được xác định kích thước theo số lượng thẻ trong vòng lặp. Vì vậy, việc triển khai một bảng quản lý Kanban trực quan sẽ giúp:
o Theo dõi thời gian thực các số lượng sản phẩm.
o Hình dung nhanh chóng và dễ dàng.
o Cải tiến trong luân chuyển kho và quyền tự chủ của nhóm làm việc.
Các nguyên tắc để tối ưu hóa hệ thống KANBAN
Đầu tiên, một thẻ sẽ được gắn vào thùng đựng và khách hàng sẽ phát hành thẻ Kanban ngay khi thùng rỗng. Các thùng đựng sẽ chứa đúng số lượng các bộ phận được ghi trên nhãn. Sau đó, khách hàng trả lại các bản ghi chính cho nhà cung cấp ngay sau khi chúng được phát hành. Lưu ý rằng các thẻ Kanban phải xuất hiện trên biểu đồ theo dõi.
Do khách hàng tiêu thụ sản phẩm liên tục, người ta thường tô màu các khu vực Kanban để làm cho chúng trở nên dễ nhìn hơn. Tiếp đó, quá trình sản xuất được bắt đầu bằng cách quan sát biểu đồ quản lý và việc đạt được các ngưỡng liên tiếp sẽ xác định mức độ ưu tiên. Bảng quản lý Kanban sẽ được hiển thị cho tất cả mọi người và cung cấp khả năng tiếp cận chính xác mức tiêu thụ của khách hàng, đồng thời cho phép nhà sản xuất cam kết nguồn lực phù hợp để cung cấp sản phẩm đúng thời hạn.
§ Màu xanh lá cây (ngưỡng tốt): Đây là kích thước lô phát hành tối thiểu. Khi thẻ Kanban nằm trong khu vực này, không được phép bắt đầu sản xuất.
§ Vùng màu cam hoặc màu vàng (giới hạn ngưỡng): Nằm giữa vùng màu xanh lá cây và màu đỏ. Khi thẻ ở khu vực này, ta có thể bắt đầu sản xuất.
§ Vùng màu đỏ (ngưỡng cảnh báo): Khi hàng đợi đến vùng này, việc sản xuất phải được bắt đầu như một vấn đề cấp bách vì có thể xảy ra gián đoạn nguồn cung tại cơ sở của khách hàng. Trong vùng màu đỏ, nhà cung cấp phải liên hệ với khách hàng của mình để thông báo về những khó khăn mà anh ta đang gặp phải. Vùng này giúp bạn có thể nhận biết các nguy cơ và sự biến động mạnh của nhu cầu.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ta cần tuân theo quy tắc FIFO, tức là nhập trước xuất trước (dựa vào độ tươi của sản phẩm, thời hạn sử dụng nguyên liệu, duy trì chất lượng).
Và tổng kết lại, phương pháp Kanban chưa bao giờ lỗi thời đối với các doanh nghiệp sản xuất vì nó có thể được thực hiện một cách đơn giản, trực quan nhưng tính ứng dụng lại rất cao, đem lại sự hiệu quả, tối ưu cho các doanh nghiệp.
(VJCC HCMC dịch và tổng hợp)
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Chương trình Kinh doanh cao cấp - KEIEIJUKU
Thời gian : 10 tháng, mỗi tháng 5 ngàyGiảng viên : Chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam giàu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
-
CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN SÂU
Thời gian : Sáng: 9h - 12h | Chiều: 13h30 - 16h30Giảng viên : Giảng viên Nhật Bản và Việt Nam
-
TẠO LỢI NHUẬN BẰNG QUẢN LÝ TỒN KHO
Thời gian : 16,17,18/04/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Đào Hải
-
MONOZUKURI - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TINH GỌN
Thời gian : 26,27,28/03/2025 & 14,15,16/08/2025 (3 ngày)Giảng viên : Chuyên gia Trần Hữu Anh Tuấn
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 8/2025
Thời gian : 09/8/2025 - 05/10/2025 (16 buổi/48 giờ)Giảng viên : Thầy Võ Chính Trung, Thầy Trần Hữu Trí
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 Taisaku (Lớp cuối tuần) tại TP. HCM 8/2025
Thời gian : 09/8/2025 - 05/10/2025 (16 buổi/48 giờ)Giảng viên : Thầy Võ Chính Trung, Thầy Trần Hữu Trí
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N3 Junbi tại TP. HCM Tháng 8/2025
Thời gian : 05/8/2025 - 02/10/2025 (25 buổi/50 giờ)Giảng viên : Thầy Võ Chính Trung, Cô Nguyễn Thuỳ Tiên, Cô Trần Bích Thuỷ
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : Từ ngày 28/07/2025 đến 31/12/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 4 (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giàu kinh nghiệm