DẤU ẤN THIÊN NHIÊN TRONG MANYOSHU: KHO TÀNG NHỮNG BÀI THƠ VỀ HOA VÀ THỰC VẬT
Mục lục (Hiện)
Manyoshu chứa khoảng 4.500 bài thơ waka với một phần ba số đó có nhắc đến thực vật và hoa. Liệu đã có những cái tên nào được nhắc đến trong tập thơ cổ kính này?
Manyoshu (万葉集 - Vạn diệp tập) là tập thơ lâu đời nhất của Nhật Bản và được biên soạn vào thế kỷ VIII, chứa khoảng 4.500 bài thơ waka (和歌). Có đến một phần ba số đó (vào khoảng 1.500 bài) ám chỉ thực vật và hoa. Những hình ảnh thiên nhiên này không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm mang chủ đề mùa mà còn ở cả trong các bài thơ về tình ái, bi kịch, du lịch hay ca tụng.
Kho tàng đồ sộ các loài thực vật và hoa xuất hiện trong Manyoshu cũng là một điều đáng lưu tâm: 160 giống cây với khoảng 50 loại hoa. Hiện nay hiếm ai nhớ được đến hơn 100 loài cây nữa là đọc vanh vách tới 210 cái tên.
Loài được Manyoshu nhắc đến nhiều nhất có lẽ phải nói đến Hagi (萩 - hoa hồ chi) - một loài hoa nở vào mùa thu. Hoa hồ chi được điểm tên trong khoảng 140 tác phẩm. Hồ chi cũng là một trong bảy loài hoa thu nổi tiếng của Nhật Bản mà các bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Kho tàng đồ sộ các loài thực vật và hoa xuất hiện trong Manyoshu cũng là một điều đáng lưu tâm: 160 giống cây với khoảng 50 loại hoa. Hiện nay hiếm ai nhớ được đến hơn 100 loài cây nữa là đọc vanh vách tới 210 cái tên.
Loài được Manyoshu nhắc đến nhiều nhất có lẽ phải nói đến Hagi (萩 - hoa hồ chi) - một loài hoa nở vào mùa thu. Hoa hồ chi được điểm tên trong khoảng 140 tác phẩm. Hồ chi cũng là một trong bảy loài hoa thu nổi tiếng của Nhật Bản mà các bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Nguồn: Horti
Loài tiếp theo là Ume (梅 - hoa mơ), được ưu ái góp mặt trong khoảng 120 bài thơ. Vào thời đó, mơ là một loài mới, du nhập vào Nhật cùng thời điểm Manyoshu được biên soạn và cũng rất phổ biến trong giới quý tộc.
Nguồn: Hana Cupid
Sau hoa mơ là hoa Tachibana (橘 - hoa quất Nhật) và hoa anh đào.
Nguồn: Goo Blog
Nguồn: Báo Người lao động
Cả bốn loài hoa đều là những loài nhỏ nhắn. Trong tiếng Nhật cổ, “kuwashi” (細し・美し) được dùng để ngợi khen những thứ mong manh nhưng diễm lệ. Sự nhạy cảm đặc biệt này mang một cái chất rất “Nhật”, khéo léo tìm ra vẻ đẹp ẩn giấu trong những điều nhỏ nhặt nhất./.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT dành cho người mới bắt đầu (OFFLINE)
Thời gian : 28 buổi, Từ 06/01/2025 đến 05/05/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 2 & Thứ 5 (18:30 - 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, Thầy Kodama
-
KHÓA HỌC NHẬP MÔN KẾ TOÁN TIẾNG NHẬT (ONLINE)
Thời gian : Từ ngày 28/02/2025 - 02/05/2025Giảng viên : Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH - BOKI 2 KYUU SHOUGYOU (ONLINE)
Thời gian : Ngày 07/01/2025 ~ 06/5/2025Giảng viên : Hiệp hội phổ cập kế toán Nhật Bản tại Việt Nam (ABPV)
-
KHÓA HỌC LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 Junbi tại TP. HCM 01/2025
Thời gian : 06/01/2025 - 04/4/2025 (30 buổi/60 giờ)Giảng viên : Thầy Trần Hữu Trí, Thầy Võ Chính Trung