CEO, quản trị doanh nghiệp, giám đốc điều hành, nhân sự, kỹ năng, Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành (CEO) - Kỹ năng tạo nên một CEO thành công

Mục lục (Ẩn / Hiện)
Nếu ví doanh nghiệp là một bộ máy thì CEO chính là người vận hành, bảo chữa, nâng cấp để cỗ máy luôn hoạt động với năng suất cao nhất, đảm bảo được độ bền bỉ và mang lại hiệu quả tốt nhất.

I. Giám đốc điều hành (CEO) là gì?

  1. Khái niệm CEO

Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer -  CEO) là một vị trí quan trọng mang tính chủ chốt của doanh nghiệp. Một CEO luôn được tin tưởng giao phó những nhiệm vụ vô cùng “khó nhằn", đòi hỏi kỹ năng thuần thục và một tư duy chắc chắn.

Có rất nhiều định nghĩa về vị trí CEO, nhưng có thể hiểu đơn giản CEO là người có vai trò điều hành doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và mục đích vốn có của doanh nghiệp. Ngoài ra, CEO còn là người quan sát tổng thể doanh nghiệp, tổng hợp dữ liệu liên quan, định hướng chiến lược kinh doanh và chịu mọi trách nhiệm về các kết quả của doanh nghiệp. 

Nói cách khác, nếu ví doanh nghiệp là một bộ máy thì CEO chính là người vận hành, bảo chữa, nâng cấp để cỗ máy luôn hoạt động với năng suất cao nhất, đảm bảo được độ bền bỉ và mang lại hiệu quả tốt nhất. 

  1. Chức năng, nhiệm vụ của một CEO

Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều kinh doanh trên một lĩnh vực riêng, có địa vị pháp lý khác nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chính vì thế, nhiệm vụ và chức năng của các vị trí quản lý trong doanh nghiệp cũng không giống nhau. Do đó, không có một quy chuẩn nào quy định chính xác, cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của một CEO đối với doanh nghiệp nói chung, tuy nhiên xét trên tổng thể, vai trò của một CEO thường bao gồm: 

  • Đóng vai trò người đại diện của doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ đàm phán với đối tác, phát ngôn với các bên khác.

  • Quan sát tổng thể doanh nghiệp, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. 

  • Đánh giá hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống nhân sự thông qua các phương pháp quản lý nhân sự. 

  • Nhận diện môi trường vi mô, vĩ mô của doanh nghiệp, xác định cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, CEO cũng có vai trò đánh giá và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số vai trò khác có thể được đảm nhận bởi một CEO như: Vai trò trong lĩnh vực tài chính, vai trò đảm bảo hoàn thành mục tiêu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…

II. Kỹ năng nổi bật quan trọng của một CEO thành công


Có thể thấy, tính chất công việc của một Giám đốc điều hành là vô cùng phức tạp và đòi hỏi quá trình tích lũy kinh nghiệm dày dặn, quá trình đào tạo tốt, cùng với đó là sự nắm vững các kiến thức chuyên môn sâu rộng. Cụ thể, để trở thành một Giám đốc điều hành, trụ cột của cả một doanh nghiệp, cần có những kỹ năng như: 

  • Tầm nhìn và sự hiểu biết: Không chỉ với vị trí Giám đốc điều hành, mọi vị trí quản lý khác trong doanh nghiệp đều yêu cầu phải có tầm nhìn sâu rộng và hiểu biết về kinh tế xã hội, chính trị đủ nhiều và phong phú. Chính vì thế, nâng cao hiểu biết và kiến thức qua việc học tập cũng như quan sát các sự kiện xã hội là điều vô cùng quan trọng để có thể trở thành một CEO thành công. 

  • Kỹ năng quan sát và tổng hợp thông tin: Công việc của một CEO là quan sát tổng thể doanh nghiệp và đưa ra những quyết định tương lai do doanh nghiệp, chính vì thế, kỹ năng quan sát và tổng hợp thông tin chính xác và hợp lý là một kỹ năng cần thiết của một CEO. 

  • Kỹ năng quản trị doanh nghiệp: Đối với cương vị quản lý doanh nghiệp như Giám đốc điều hành, kỹ năng quản trị doanh nghiệp là một kỹ năng không thể không nhắc tới. Quản trị doanh nghiệp cũng là một kỹ năng đòi hỏi tầm hiểu biết, kiến thức và năng lực nhất định. 

  • Kỹ năng nhìn người và dùng người: Giám đốc điều hành cũng có vai trò trong việc quản lý nhân sự, quan sát và điều hành hệ thống nhân sự để đưa ra quyết sách phù hợp, phân công công việc để doanh nghiệp vận hành tốt nhất. Do đó, kỹ năng nhìn người (khi tuyển dụng) và dùng người (phân công công việc) là một trong những kỹ năng mà CEO cần trau dồi. 

  • Kỹ năng hoạch định chiến lược: Cùng với việc quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược cũng là một trong số những kỹ năng cần thiết. Một chiến lược chính xác, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội cũng như thực trạng doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng và chắc chắn hơn.

  • Kinh nghiệm dày dặn và phong phú: Một người có càng nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có càng nhiều kiến thức và hơn hết là biết năng lực của bản thân phù hợp với lĩnh vực nào. Chính vì thế, đầu tư cho trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc cũng là một cách để làm đầy giỏ kiến thức của bản thân. 

  • Sức khoẻ tốt: Đối với bất cứ ngành nghề nào, công việc nào, vị trí nào, sức khoẻ là một phần tất yếu để một cá nhân có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. 

Giám đốc điều hành (CEO) là một vị trí đòi hỏi rất nhiều yếu tố, và việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm kiến thức không ngừng là yêu cầu bắt buộc không chỉ của vị trí CEO mà còn các vị trí khác trong doanh nghiệp. 

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC