Tri thức

LỄ HỘI OBON – LỄ VU LAN BÁO HIẾU CỦA NHẬT BẢN
Lễ hội Obon là một trong ba kỳ nghỉ lễ dài nhất ở Nhật Bản diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch (khoảng tháng 8 dương lịch). Cùng với nguồn gốc của Lễ Vu Lan, người Nhật cũng tổ chức Obon để bày tỏ sự biết ơn với bậc sinh thành và tổ tiên. Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn) và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn). Năm 2023, lễ Obon diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8. Người Nhật sẽ có kỳ nghỉ lễ kéo dài 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 8. Mặc dù đây không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật vẫn lấy ngày phép để nghỉ tương đối dài vào dịp này. Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân thường chuẩn bị rất nhiều thứ để tổ tiên về với con cháu an toàn và sau đó là an tâm trở về thế giới bên kia. Dưới đây là những hoạt động chính sẽ diễn ra vào dịp lễ Obon: Ngày 12/8: Chuẩn bị đón tổ tiên. Vào trước ngày bắt đầu Obon, người ta thường trang trí dưa leo và cà tím cắm bằng que tăm hoặc đũa. Dưa leo là ngựa, cà tím là bò, có ý nghĩa là “những người đã khuất sẽ lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới bên kia”. Nguồn: ameblo.jp Ngày 13 – Ngày bắt đầu lễ Obon: “Mukaebi (Lửa đón)” - Lễ đón các linh hồn. Người Nhật sẽ đặt một loại đĩa gọi là Horoku ngay lối ra vào và cổng nhà, rồi bỏ cuống cây lau gai vào, châm lửa đốt làm cho khói bay nghi ngút. Người ta cho rằng, linh hồn người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở về trần gian. Nhờ đám khói chỉ đường này mà linh hồn người đã khuất sẽ không bị lạc đường và có thể quay về nhà mình an toàn. Nguồn: minnshu.com Ngày 14, 15 (Viếng mộ): Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà. Vào thời gian này rất nhiều người trong các gia đình thường đi viếng mộ. Họ thường dọn dẹp sạch sẽ các bia mộ, dâng hoa, thắp hương rồi xá lạy để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Một số gia đình còn thờ cúng tại nhà. Nguồn: Kilala Ngày 16 - Ngày cuối cùng của lễ Obon: “Okuribi (Lửa đưa)” - Lễ tiễn các linh hồn. Ngày này sẽ tiễn ông bà, tổ tiên đi. Vùng gần sông thì có lễ hội để thả thuyền, thả hoa đăng, đèn lồng như lễ hội Shoryo Nagashi (精霊流し) ở tỉnh Nagasaki. Còn vùng núi thì có những hoạt động đốt lửa thành chữ như lễ hội Kyoto Gozan Okuribi (京都五山送り火). Nguồn: kyoto.travel   Lễ hội thả đèn hoa đăng, đèn lồng vào ngày cuối cùng của lễ Obon. Nguồn: Esuhai Hình ảnh về lễ hội Obon. Nguồn: Hồng Ngọc Hà Travel  
5 phương pháp giúp cải thiện quy trình sản xuất trong doanh nghiệp
Ngành công nghiệp sản xuất đang chịu áp lực từ nhiều yếu tố bên ngoài và cần sự thích ứng, đầu tư và cải tiến liên tục để giữ vững vị thế cạnh tranh và bền vững trong thời đại hiện đại.  
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
Theo nhiều nghiên cứu, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 và sự xuất hiện của thế hệ gen Z - nguồn lực lao động chính trong hiện tại và tương lai đã tạo nên những xu hướng mới trong quản trị nhân sự.
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô và cường độ hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Sự biến đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực về kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế các nước khác. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới vận hành theo những quy định, nguyên tắc mang tính toàn cầu khi toàn cầu hóa kinh tế diễn ra. Vậy, toàn cầu hóa mang lại những tác động tích cực nào đối với thế giới?
CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIỚI DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
Nhằm duy trì sự linh hoạt và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp phải liên tục theo dõi các xu hướng chuyển đổi số mới và cố gắng triển khai các công nghệ tiên tiến giúp họ vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn mỗi ngày. Việc áp dụng rộng rãi hơn các nền tảng mã thấp, tăng cường di chuyển lên đám mây, tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML), tăng cường tự động hóa quy trình và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ chuỗi khối,… là những xu hướng chuyển đổi số điển hình trong năm nay.
THÁCH THỨC CỦA KINH DOANH F&B TẠI VIỆT NAM
Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, nhưng theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành F&B Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng, đưa Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, khoảng 35% tổng chi tiêu dùng.Thế nhưng trong giai đoạn 2023 này ngành F&B tại Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức vì bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế và một số nguyên nhân cốt lõi sau:
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỊ TRƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG
Trong vài năm qua, công nghệ Blockchain đã ngày càng thu hút sự chú ý các ngành công nghiệp ở mọi lĩnh vực. Không nằm ngoài sự cộng hưởng đó, Chuỗi cung ứng cũng kết hợp với công nghệ Blockchain tăng cường khả năng minh bạch và truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC