Tri thức

[VJCC - CEO] CEO CÓ ĐỒNG ĐỘI LÝ TƯỞNG SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Một CEO giỏi không thể thành công nếu thiếu một đội ngũ đồng hành lý tưởng. Đây không chỉ là những người có chuyên môn giỏi, mà quan trọng hơn, họ cần có chung tầm nhìn và mục tiêu với CEO. Khi tất cả cùng nhìn về một hướng, cùng tin tưởng vào con đường phía trước, công ty mới có thể phát triển bền vững. Không chỉ vậy, đội ngũ lý tưởng còn phải chủ động trong công việc, không đợi chỉ đạo mà luôn sẵn sàng tìm ra giải pháp và chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
Học Tiếng Nhật Qua Nồi Cơm Điện: Bí Quyết Nấu Cơm Ngon Và Nâng Cao Vốn Từ Vựng
Nồi cơm điện Nhật Bản không chỉ là thiết bị nhà bếp cao cấp mà còn là "kho báu" từ vựng tiếng Nhật dành cho những ai đam mê ngôn ngữ này. Hãy cùng VJCC khám phá cách học tiếng Nhật một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các nút điều khiển và chế độ nấu của nồi cơm điện.
Đánh giá hiệu quả đầu tư qua hai phương pháp NPV và IRR
Trong quá trình kinh doanh và đầu tư, hiệu quả đầu tư là yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp luôn phải ước tính và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án bằng những phương thức khác nhau. 
Tương lai của quản lý doanh nghiệp: Vai trò của các chỉ số tài chính
Chỉ tiêu tài chính là gì? Tỷ số tài chính là gì? Đây là hai yếu tố dường như vô cùng phổ biến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, khi nhắc đến hai chỉ số này, dường như không phải nhà lãnh đạo nào cũng nắm được rõ ý nghĩa của chúng và tận dụng được tối ưu giá trị mà nó mang lại. 
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP N5 THEO GIÁO TRÌNH MINNA NO NIHONGO P1
1. N1 は N2です。 Ý nghĩa: N1 là N2  Cách dùng: - Danh từ đứng trước はlà chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu. - ですđược sử dụng cuối câu khẳng định, biểu lộ sự lịch sự đối với người nghe. - Đứng trước ですlà một danh từ hoặc tính từ Chú ý: はkhi là trợ từ được đọc là wa, không đọc là ha  Ví dụ: 私は教師です。Tôi là giáo viên. 2. N1 は N2 では (じゃ)ありません Ý nghĩa: N1 không phải là N2 Cách dùng:  ではありません là dạng phủ định của です Trong hội thoại người ta có thể dùng じゃありませんthay choではありません Ví dụ: 私は学生では(じゃ)ありません。Tôi không phải là học sinh. 3. S+か Câu hỏi nghi vấn ( câu hỏi Có/ Không) Cách dùng:  - Để tạo 1 câu hỏi chỉ cần thêm か vào cuối câu. - Câu trả lời cho loại câu hỏi này luôn phải có はい (vâng, đúng) hoặc いいえ (không).  Ví dụ:  Aさんは ベトナム人ですか。A là người Việt Nam phải không? …はい、ベトナム人です。Vâng, A là người Việt Nam. …いいえ、ベトナム人では(じゃ)ありません。Không phải, A không phải là người Việt Nam. 4. N も Ý nghĩa: N cũng Cách dùng: - Trợ từ も được sử dụng thay thế cho は khi những thông tin về chủ đề của câu giống với những thông tin của chủ đề trước đó. Ví dụ: 私 は 学生です。 Tôi là sinh viên. 彼女 も 学生です。Cô ấy cũng là sinh viên. 5. ~さい Ý nghĩa: さい: tuổi  Cách dùng: -Khi nói về tuổi thì thêm さい (cách đếm tuổi) sau số thứ tự. - Khi hỏi tuổi sử dụng nghi vấn từ なんさい. Trường hợp lễ phép, lịch sự hơn dùng từ おいくつ Ví dụ: 田中さんはなんさい (おいくつ)ですか。Chị Tanaka bao nhiêu tuổi vậy ạ? 30さいです。Tôi 30 tuổi. 6. N1 の N2 Ý nghĩa: N2 của N1  Cách dùng:  - Trợ từ の dùng để nối 2 danh từ. - N1 làm rõ nghĩa cho N2. Ví dụ: 私は貿易大学の学生です。Tôi là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. 1. N1 ですか、 N2 ですか。 Ý nghĩa: N1 hay là N2? Cách dùng:  - Đây là loại câu hỏi lựa chọn, được cấu tạo bởi 2 câu đơn, dùng khi phân vân, không biết rõ đối tượng là cái gì. - Mỗi mệnh đề trước chữ か đều là một câu hỏi về cùng 1 đối tượng Ví dụ: それはボールペンですか、シャープペンシルですか。Đó là bút bi hay bút chì kim vậy? …ボールペンです。Là cái bút bi. 2. Các từ chỉ thị: これ、それ、あれ Ý nghĩa: Cái này, cái đó, cái kia  Cách dùng: - Đây là các danh từ chỉ thị. - Được sử dụng như một danh từ. - Không có danh từ đi liền sau chúng. - これ dùng để chỉ vật ở gần người nói, xa người nghe - それ dùng để chỉ vật ở gần người nghe, xa người nói - あれ dùng để chỉ vật ở xa cả 2 người. Ví dụ:  - これは本ですか。Đây là quyển sách phải không? …いいえ、それはノートです。Không, đây là quyển vở. あれはじどうしゃです。Kia là cái ô tô. 3. Nghi vấn từ なんの Ý nghĩa: Là câu hỏi cho mẫu câu dùng để khi muốn nói 1 vật nào đó thuộc lĩnh vực gì, về chuyên ngành nào, viết bằng ngôn ngữ nào,... Ví dụ: これは何の本ですか。Đây là quyển sách gì vậy? …それは日本語の本です。Đó là sách Tiếng Nhật 4. Nghi vấn từ だれの Ý nghĩa: Là câu hỏi cho mẫu câu dùng để khi muốn hỏi đồ vật đó là của ai. Ví dụ:  そのくつはだれのですか。Đôi giày đó là giày của ai vậy? …Aさんのです。Đây là giày của anh A. 5. Nghi vấn từ どこの Ý nghĩa: Là câu hỏi dùng cho trường hợp khi muốn hỏi một đồ vật nào đó được xuất xứ từ đâu, nước nào. Ví dụ: あの車はどこのですか。Chiếc xe ô tô đó được sản xuất từ nước nào vậy? …日本のです。Được sản xuất tại Nhật Bản. 1. ここ・そこ・あそこ Ý nghĩa: Chỗ này/đó/kia làN Cách dùng: - ここ、そこ、あそこlà các đại danh từ chỉ nơi chốn. - ここ chỉ chỗ của người nói. (Trong phạm vi của người nói) そこlà chỗ của người nghe. (Trong phạm vi của người nghe) あそこchỉ nơi xa cả hai người. Ví dụ: ここは きょうしつです。 Đây là phòng học. そこは おてあらいです。 Đó là nhà vệ sinh. あそこは しょくどうです。 Kia là nhà ăn tập thể. Chú ý: Khi người nói và người nghe ở cùng một địa điểm thì cả hai người đều sử dụng ここ. 2. N (địa điểm) はここ・そこ・あそこです。 Ý nghĩa: N ở chỗ này (chỗ đó, chỗ kia) (chỉ vị trí, tồn tại) Ví dụ: ロビーは ここです。 Hành lang ở đây. エレベーターは あそこです。 Cầu thang máy ở chỗ kia. うけつけはそこです。 Tiếp tân ở chỗ đó. Câu hỏi cho địa điểm: N (địa điểm) は どこ ですか。 N ở đâu? Chú ý: Có thể mở rộng trường hợp này cho địa điểm tồn tại của người và vật. N1( người hoặc vật ) はN2 (địa điểm) です。 N1 ở N2. Ví dụ: ラオさんはうちです。 Anh Rao ở nhà. マイさんはあそこです。 Bạn Mai ở đằng kia. せんせいはきょうしつです。 Cô giáo ở trong phòng học. マリアさんはどこですか。 Bạn Maria ở đâu? ...にわです。 ...Ngoài sân. 3.こちら・そちら・あちら・どちら Cách dùng: - Nghĩa tương đương với ここ・そこ・あそこ・どこnhưng trang trọng, lịch sự hơn. - Nghĩa gốc của chúng là các đại danh từ chỉ phương hướng. Ví dụ: でんわは どちらですか。 Điện thoại ở đâu nhỉ? ... あちらです。 ... Ở đằng kia. (お)くには どちらですか。 Đất nước của bạn là ở đâu? ... ベトナムです。 ... Việt Nam. Chú ý: Với câu hỏi 「あなたのかいしゃは どちらですか。」thì có thể hiểu theo 2 nghĩa: Công ty bạn ở đâu? và Công ty bạn là công ty nào? (tên công ty). Nhưng phần lớn được hiểu theo nghĩa thứ 2. Và ở đây, quy định là hiểu theo nghĩa thứ 2. 4. これ・それ・あれはN1のN2です。 Ý nghĩa: Cái này/cái kia/cái đó làN2 củaN1 * Cách dùng 1: Dùng khi muốn nói 1 đồ vật nào đó có xuất xứ từ đâu, do nước nào hoặc công ty nào sản xuất ra Ví dụ: あれは 日本のシャープペンシルです。 Kia là bút chì kim của Nhật. それは ソニーのテレビです。 Đó là tivi của Sony. Câu hỏi どこの これ・それ・あれ は どこ のN2 ですか。 Là câu hỏi cho mẫu câu trên, dùng để hỏi xuất xứ của đồ vật, muốn biết đồ vật đó có nguồn gốc từ đâu, do nước nào, công ty nào sản xuất. Ví dụ: これは どこのじどうしゃですか。 Đây là ôtô của nước nào/của công ty nào? ...日本のじどうしゃです。 Ôtô của Nhật. * Cách dùng 2: これ・それ・あれ は N1(Loại hình, thể loại)の N2 です。 Dùng khi muốn nói về thuộc tính của đồ vật: thuộc lĩnh vực gì, về chuyên ngành nào, tiếng nước nào... Ví Dụ: これは じどうしゃのほんです。 Đây là quyển sách về xe ôtô. それは にほんごのしんぶんです。 Đó là tờ báo tiếng Nhật. 5. Nはいくらですか。 Ý nghĩa: N bao nhiêu tiền Ví dụ: このざっしはいくらですか。Cái áo này bao nhiêu tiền? ...100円です。 ...100 Yên 6. Cách đếm tuổi, đếm tiền, đếm tầng  ~ 歳 ( Tuổi) ~ 円 ( Yên ) ~ 階( Tầng )  
PHÂN LOẠI RÁC THẢI Ở NHẬT BẢN NHƯ THẾ NÀO?
Các loại rác thải Ở Nhật, rác được chia thành 4 loại chính: rác đốt được, rác không đốt được, rác tái chế được và rác quá khổ. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, các loại rác này có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn. Vì vậy, đừng quên truy cập trang web chính thức của thành phố để cập nhật các quy tắc và lịch trình thu gom rác. Rác thải ở Nhật cần được phân loại. Ảnh: blog.tokyoroomfinder.com Một số khu vực có thể yêu cầu sử dụng túi đựng rác có màu đặc biệt để biểu thị loại rác. Nếu không, bạn có thể mua túi đựng rác chung từ tiệm tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi. Khi có bất kì câu hỏi nào về tái chế hoặc thu gom rác thải tại thành phố của mình, hãy gọi đến tòa thị chính hoặc văn phòng phường. Rác cháy được/dễ cháy Rác cháy được (moeru gomi/燃えるゴミ) là loại dễ xử lí nhất. Phần lớn rác thải sinh hoạt được phân loại là rác cháy được, bao gồm rác nhà bếp, vải vóc và rác sân vườn... Loại này thường được thu gom 2 lần/tuần, hãy xem tờ rơi mà bạn nhận được tại tòa thị chính để biết chính xác ngày giờ cụ thể.   Một số loại rác cháy được: Rác thải phân hủy sinh học: Vỏ sò, vỏ trứng, rác thải thực phẩm, vỏ trái cây và rau củ Quần áo và phế liệu gỗ: Vải sợi pha, phế liệu gỗ với số lượng nhỏ Phế liệu giấy: Giấy ăn, tã giấy, khăn giấy Đồ nhựa: hộp xốp, màng bọc thực phẩm bằng nhựa, đĩa CD, băng video Đồ vật bằng cao su: Ống nước tưới cây, dép xăng đan Đồ da: Túi xách, giày dép, quần áo Cần chắt bỏ hết nước từ thức ăn thừa, sử dụng giấy thấm hoặc gel đông đặc để xử lí dầu ăn. Cho vào túi và mang ra ngoài vào ngày trước thời gian thu gom quy định. Lưu ý rằng, rác không được thu gom vào các ngày lễ quốc gia. Rác không cháy được  Rác không cháy được (moenai gomi/燃えないゴミ) ít được thu gom thường xuyên hơn, có thể chỉ 1-2 lần/tháng. Các vật dụng bằng kim loại và thủy tinh là một phần của loại rác này. Một số loại rác không cháy được: Đồ gốm hoặc đồ sứ, ly hoặc cốc, bóng đèn vỡ, chai đựng mỹ phẩm hoặc dầu Pin, hóa chất, lon đựng dầu hoặc sơn Các thiết bị hoặc đồ dùng điện có kích thước nhỏ hơn 30cm ở bất kỳ cạnh nào Nồi và chảo Ảnh: businesswaste.co.uk Rác có thể tái chế Rác tái chế bao gồm hầu hết những thứ không cháy, chúng được thu gom 1 lần/tuần. Để xử lí, bạn cần đặt chúng vào các hộp được chỉ định theo mã màu trong danh mục. Chai có nhãn tái chế PET Giấy: Báo, tạp chí, bìa cứng, khay đựng trứng bằng giấy Chai đựng thực phẩm và đồ uống Lon: Lon nhôm và thép đựng thực phẩm Bình xịt: Bình khí và bình xịt Đèn huỳnh quang: Ống tròn, nhỏ gọn, thẳng   Đối với chai nhựa PET, hãy rửa sạch thật kĩ để loại bỏ rác thải thực phẩm bên trong. Nắp chai và nhãn sẽ được để chung với rác thải nhựa thông thường, còn chai phải phân loại vào túi rác khác. Giấy tái chế cần được phân loại và bó lại bằng dây để xử lí. Chai và lon cũng cần được phân loại nếu không, sẽ không được thu gom. Đèn huỳnh quang phải được bọc trong giấy hoặc trong bao bì gốc để tránh hư hỏng thêm. Rác thải quá khổ Rác thải quá khổ (sodai gomi/粗大ゴミ) là những vật dụng quá lớn không thể bỏ vừa vào một trong các túi được chỉ định. Bạn cần phải gọi điện đến văn phòng thành phố địa phương để họ thu gom. Chi phí để xử lí chúng có thể dao động từ 1.000 đến 6.000 yên (khoảng hơn 160.000 đến gần 1 triệu đồng). Nếu có ô tô riêng để tự chở, bạn hãy kiểm tra các trung tâm tái chế được chỉ định có tiếp nhận những vật dụng như vậy hay không.   Một số món đồ phải trả phí thu gom: Futon, bếp dầu, xe đạp, thiết bị cố định (bất cứ thứ gì dài hơn 30cm) Máy điều hòa, TV, tủ đông, máy giặt và máy sấy Nệm, khung giường, bàn Nguồn: Kilala

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC