Thương mại điện tử, E-commerce

E-commerce - Sự chuyển dịch từ bán hàng truyền thống - bán hàng online - Cơ hội và thách thức

Mục lục (Ẩn / Hiện)

E-commerce hay thương mại điện tử là một thị trường kinh doanh mới nổi và vô cùng tiềm năng trong những năm trở lại đây. Đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp thành lập mới hoặc chuyển sang lĩnh vực này vì đã nhận ra sự màu mỡ của nó. Không những thế, trong hoàn cảnh đại dịch toàn cầu Covid 19 đang diễn biến khó lường và khó kiểm soát như hiện nay, không khó để dự đoán về một tương lai phát triển lớn mạnh của lĩnh vực này.

I. Ecommerce là gì?
  1. Khái niệm
E-Commerce (Electronic Commerce, EC), hay còn gọi là thương mại điện tử là mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ qua các phương tiện điện tử có kết nối với Internet, mạng di động hoặc các mạng mở khác. 
Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến, có mục đích kết nối và thống nhất hệ thống kinh doanh bên trong doanh nghiệp và hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp và các đối tác như truyền thông, giao hàng… để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hoạt động E-Commerce thường bao gồm các hoạt động như đặt hàng, giao hàng, nhập kho, giao hàng, thanh toán...
  1. Lịch sử của Ecommerce
Hoạt động E-Commerce hay thương mại điện tử được hình thành dựa trên nhiều yếu tố như công nghệ điện tử EDI, EFT (hoá đơn điện tử hay hợp đồng điện tử) vào thập niên 70; hay sự phát triển của máy rút tiền tự động ATM và ngân hàng điện tử vào thập niên 80. 
Vào năm 1990, trình duyệt web www (WorldWideWeb) được phát minh bởi Tim Berners-Lee cũng trở thành tiền đề cho thương mại điện tử ngày nay. 
Cuối năm 2000, nhiều doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua trình duyệt www. Kể từ đó, khái niệm E-Commerce cũng bắt đầu những bước đi đầu tiên. 
  1. Phân loại Ecommerce

Thương mại điện tử hiện nay tồn tại dưới một số hình thức tiêu biểu như: 

  • B2B (Business to Business): Người mua và người bán thường là các doanh nghiệp, công ty lớn. Ví dụ quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ, …
  • B2C (Business to Consumer): Quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như Tiki - khách hàng, Shopee - khách hàng…
  • C2C (Consumer to Consumer): Quan hệ giữa khách hàng là cá nhân với nhau thông qua người thứ 3 có thể là các doanh nghiệp thương mại điện tử. Ví dụ như mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân thông qua facebook…
  • C2B (Consumer to Business): Quan hệ trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán lại cho doanh nghiệp, ví dụ điển hình là hình thức đấu giá ngược.


II. Cơ hội và thách thức của Ecommerce

  1. Cơ hội
E-commerce hay thương mại điện tử là một thị trường kinh doanh mới nổi và vô cùng tiềm năng trong những năm trở lại đây. Đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp thành lập mới hoặc chuyển sang lĩnh vực này vì đã nhận ra sự màu mỡ của nó. Không những thế, trong hoàn cảnh đại dịch toàn cầu Covid 19 đang diễn biến khó lường và khó kiểm soát như hiện nay, không khó để dự đoán về một tương lai phát triển lớn mạnh của lĩnh vực này.
Vậy, đâu là những lợi ích của E-commerce với doanh nghiệp?
  • Linh hoạt khoảng cách, vị trí và thời gian

Trên thực tế, doanh nghiệp E-commerce không bị giới hạn quá nhiều vào vấn đề khoảng cách hay vị trí cửa hàng cùng với thời gian kinh doanh, mở cửa. Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều hành doanh nghiệp trực tuyến chỉ qua máy tính xách tay và internet. Đối với các doanh nghiệp lớn như Shopee, Tiki, Lazada,... đội ngũ kho vận và giao hàng là vô cùng cần thiết, tuy nhiên với sự lớn mạnh của mình, việc vận hành 24/24 tại tất cả mọi nơi trên toàn quốc là hoàn toàn có thể. 
  • Chi phí đầu tư thấp
Đối với những nhà bán hàng, không cần phải có một khoản tiền khổng lồ để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Với chi phí nhỏ, thông qua các sàn thương mại điện tử, họ hoàn toàn có thể tiến hành kinh doanh trực tuyến vô cùng dễ dàng. 
Điều này cũng chính là lợi thế để các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn có thể thu hút được nhiều nhà cung cấp, từ đó có nhiều khách hàng và có nhiều lợi nhuận hơn, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 
  • Lợi thế trong việc quản lý tồn kho

Đây cũng là một lợi thế đáng để cân nhắc đối với các doanh nghiệp nếu muốn chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử. Việc quản lý tồn kho không còn là nỗi lo lắng của các chủ doanh nghiệp nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến cùng việc phân phối hàng hoá của các nhà cung cấp.
  1. Thách thức
Đi cùng với những tiềm năng đầy triển vọng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam những năm gần đây, nhất là trong thời kỳ dịch Covid đang diễn biến phức tạp, cũng tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ. Khó khăn về khách hàng, cạnh tranh trong ngành… khiến mảnh đất thương mại điện tử E-commerce không hề màu mỡ như tưởng tượng của các nhà doanh nghiệp. 
Nhìn vào những doanh nghiệp thương mại điện tử đình đám hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, và những doanh nghiệp mới chỉ chập chững bước chân vào thị trường E-commerce như Zalo, Facebook… cùng với không ít các doanh nghiệp đã âm thầm rút lui, có thể thấy được sự khốc liệt của thị trường này và chúng ta cũng có thể thấy được một phần nào đó rằng các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực không ngừng để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình tại thị trường E-commerce đầy tiềm năng.
Một số thách thức mà các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt như: 
  • Thách thức về mặt công nghệ, kỹ thuật: Để kinh doanh E-commerce, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng về mặt công nghệ (giao diện, website, app điện thoại, …) cũng như kỹ thuật (tốc độ, lỗi kỹ thuật…) để giúp người dùng dễ dàng sử dụng và tạo được dấu ấn thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi việc bị đào thải khỏi ngành (Beyeu, Deca, Foodpanda...) chính bởi thiếu tính cạnh tranh về mặt công nghệ. 
  • Thách thức về mặt thanh toán: Thói quen thanh toán của người Việt Nam là nhận hàng - trả tiền, chính vì thế không tránh khỏi những thách thức về mặt thanh toán. 
  • Thách thức đến từ khách hàng: Muốn xây dựng lòng tin tưởng từ khách hàng của các doanh nghiệp thương mại điện tử không hề dễ dàng, nhất là tại thị trường khó tính như Việt Nam. Đây là quá trình đòi hỏi thời gian và nỗ lực rất lớn. 
  • Thách thức đến từ đối thủ cạnh tranh: Một ngành nghề màu mỡ như E-commerce không tránh khỏi áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh. Nhờ sinh sau đẻ muộn, những doanh nghiệp mới này có lợi thế của sức trẻ, sự cập nhật, công nghệ tiên tiến… 
  • Thách thức đến từ nhà cung cấp: Hiện nay, các sàn thương mại điện tử hầu như cung cấp hàng hoá trong nước, trong khi người tiêu dùng Việt Nam lại có xu hướng thích hàng hoá nước ngoài. 
  • Thách thức từ văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp hiện nay đối mặt với việc không thể làm quen với thói quen mua hàng của người Việt Nam, vì thế gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận và tìm chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

Khóa học nổi bật

Các khóa học sắp diễn ra

Tin tức nổi bật

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC