Văn hóa - Tri thức
LỄ HỘI YOSAKOI
Yosakoi là một điệu nhảy bắt nguồn từ Nhật Bản, được trình diễn phổ biến ở các lễ hội và sự kiện văn hóa. Lễ hội Yosakoi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1954 ở tỉnh Kochi. Sau đó, phong cách nhảy này được phổ biến rộng khắp nước Nhật. Từ đó đến nay, điệu múa này vẫn không ngừng lan rộng và phát triển, được yêu thích trên toàn thế giới. Lễ hội Yosakoi được tổ chức vào ngày 26 và 27/8/2023 tại Shibuya, Tokyo.
Đặc trưng của điệu nhảy Yosakoi là năng lượng tràn đầy, kết hợp với các động tác nhảy truyền thống và nền nhạc hiện đại. Theo ngôn ngữ địa phương vùng Tosa, Yosakoi bắt nguồn từ khẩu ngữ “Yosshakoi” – có nghĩa là “đêm nay mời bạn đến”. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghiệp dư hay chuyên nghiệp mà ai cũng có thể hòa chung vào điệu múa Yosakoi ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Nguồn ảnh: Esuhai
GOZAN OKURIBI – LỄ ĐƯA TIỄN CÁC LINH HỒN
Lễ hội đốt lửa Gozan Okuribi trên 5 ngọn núi (五山送り火), hay còn được gọi là "Daimonji", là một trong những lễ hội mùa hè truyền thống lớn nhất của Kyoto. Lễ hội này được tổ chức vào ngày cuối cùng của mùa lễ Obon - ngày 16/8, với ý nghĩa gọi linh hồn của người đã khuất về thăm lại trần thế. Và khi những ngọn lửa khổng lồ rọi sáng cả năm ngọn núi thiêng cũng là lúc hương hồn của họ trở về cõi diêm phủ. Mọi người dân cùng khách du lịch từ khắp nơi sẽ tụ tập dọc theo khu vực bờ biển phía Đông của Kamogawa và các địa điểm khác để xem lửa được đốt lên từ 5 ngọn núi.
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
Nguồn: Noh Masks
- Vào lúc 8 giờ tối, các tòa nhà trong trung tâm thành phố sẽ tắt đèn và ngọn lửa có hình chữ “Dai” (大) sẽ hiện dần lên trong bóng tối trên ngọn núi Nyoigatake tại Higashiyama.
Nguồn: Rove.me
- Tiếp theo sẽ là “Myo” (妙) trên núi Nishiyama tại Matsugasaki và “Ho” (法) trên núi Higashiyama.
Nguồn: Kyoto Gozan Okuribi
- Đám lửa với hình con tàu “Funagata” sẽ xuất hiện tiếp theo trên núi Funayama ở Nishikamo.
Nguồn: Kyoto Gozan Okuribi
- Sau đó là “Hidari Daimonji” – hình chữ “Dai” (大) thứ hai được đốt lên ở núi Okitayama Daimonjiyama ở Kinugasa.
Nguồn: Kyoto Gozan Okuribi
- Và cuối cùng là “Torii-gata” – hình cổng đền Torii sẽ sáng rực trên núi Mandara ở Saga.
Nguồn: Kyoto Gozan Okuribi
LỄ HỘI OBON – LỄ VU LAN BÁO HIẾU CỦA NHẬT BẢN
Lễ hội Obon là một trong ba kỳ nghỉ lễ dài nhất ở Nhật Bản diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch (khoảng tháng 8 dương lịch). Cùng với nguồn gốc của Lễ Vu Lan, người Nhật cũng tổ chức Obon để bày tỏ sự biết ơn với bậc sinh thành và tổ tiên. Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn) và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn).
Năm 2023, lễ Obon diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8. Người Nhật sẽ có kỳ nghỉ lễ kéo dài 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 8. Mặc dù đây không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật vẫn lấy ngày phép để nghỉ tương đối dài vào dịp này.
Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân thường chuẩn bị rất nhiều thứ để tổ tiên về với con cháu an toàn và sau đó là an tâm trở về thế giới bên kia. Dưới đây là những hoạt động chính sẽ diễn ra vào dịp lễ Obon:
Ngày 12/8: Chuẩn bị đón tổ tiên.
Vào trước ngày bắt đầu Obon, người ta thường trang trí dưa leo và cà tím cắm bằng que tăm hoặc đũa. Dưa leo là ngựa, cà tím là bò, có ý nghĩa là “những người đã khuất sẽ lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới bên kia”.
Nguồn: ameblo.jp
Ngày 13 – Ngày bắt đầu lễ Obon: “Mukaebi (Lửa đón)” - Lễ đón các linh hồn.
Người Nhật sẽ đặt một loại đĩa gọi là Horoku ngay lối ra vào và cổng nhà, rồi bỏ cuống cây lau gai vào, châm lửa đốt làm cho khói bay nghi ngút. Người ta cho rằng, linh hồn người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở về trần gian. Nhờ đám khói chỉ đường này mà linh hồn người đã khuất sẽ không bị lạc đường và có thể quay về nhà mình an toàn.
Nguồn: minnshu.com
Ngày 14, 15 (Viếng mộ): Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà.
Vào thời gian này rất nhiều người trong các gia đình thường đi viếng mộ. Họ thường dọn dẹp sạch sẽ các bia mộ, dâng hoa, thắp hương rồi xá lạy để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Một số gia đình còn thờ cúng tại nhà.
Nguồn: Kilala
Ngày 16 - Ngày cuối cùng của lễ Obon: “Okuribi (Lửa đưa)” - Lễ tiễn các linh hồn.
Ngày này sẽ tiễn ông bà, tổ tiên đi. Vùng gần sông thì có lễ hội để thả thuyền, thả hoa đăng, đèn lồng như lễ hội Shoryo Nagashi (精霊流し) ở tỉnh Nagasaki. Còn vùng núi thì có những hoạt động đốt lửa thành chữ như lễ hội Kyoto Gozan Okuribi (京都五山送り火).
Nguồn: kyoto.travel
Lễ hội thả đèn hoa đăng, đèn lồng vào ngày cuối cùng của lễ Obon.
Nguồn: Esuhai
Hình ảnh về lễ hội Obon.
Nguồn: Hồng Ngọc Hà Travel
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô và cường độ hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Sự biến đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực về kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế các nước khác. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới vận hành theo những quy định, nguyên tắc mang tính toàn cầu khi toàn cầu hóa kinh tế diễn ra. Vậy, toàn cầu hóa mang lại những tác động tích cực nào đối với thế giới?
THÁCH THỨC CỦA KINH DOANH F&B TẠI VIỆT NAM
Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, nhưng theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành F&B Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng, đưa Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, khoảng 35% tổng chi tiêu dùng.Thế nhưng trong giai đoạn 2023 này ngành F&B tại Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức vì bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế và một số nguyên nhân cốt lõi sau:
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỊ TRƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG
Trong vài năm qua, công nghệ Blockchain đã ngày càng thu hút sự chú ý các ngành công nghiệp ở mọi lĩnh vực. Không nằm ngoài sự cộng hưởng đó, Chuỗi cung ứng cũng kết hợp với công nghệ Blockchain tăng cường khả năng minh bạch và truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể.
LIỆU CÓ XẢY RA HIỆU ỨNG DOMINO TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA SVB?
Các thị trường trên toàn cầu đang chuẩn bị cho những biến động lớn trong tuần này, khi các số liệu kinh tế quan trọng và nhiều cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong bối cảnh tình hình xung quanh sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) - vụ phá sản ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - vẫn chưa hạ nhiệt.
Khóa học nổi bật
-
Kiểm soát cảm xúc trong công tác quản trị
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : Bà Trương Ngọc Mai Hương
-
Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp
Thời gian : 2 ngàyGiảng viên : TS. Nguyễn Tấn Bình
-
QC GEMBA – HOẠT ĐỘNG QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG
Thời gian : 3 ngàyGiảng viên : Ông Trần Hữu Anh Tuấn
-
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Thời gian : 4 nămGiảng viên : ĐH Ngoại thương và các trường ĐH Nhật Bản
Các khóa học sắp diễn ra
-
KHÓA HỌC BIÊN - PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT CƠ BẢN ONLINE
Thời gian : 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5 (từ 19:00-21:00)Giảng viên : Giảng viên Việt Nam và Nhật Bản giảu kinh nghiệm
-
KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP N5
Thời gian : 42 buổi, Từ ngày 21/11/2024 đến 13/05/2025, 2 buổi/ tuần: Thứ 3 & Thứ 5, (18:30 ~ 20:30)Giảng viên : Cô Hà Thị Hường, Cô Nguyễn Quỳnh Trang, cô Kojima Naomi
-
KHÓA LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N1 JUNBI
Thời gian : 25 buổi, Từ ngày 26/11/2024 đến 19/02/2025, 3 buổi/ tuần: Thứ 2, Thứ 3 & Thứ 5, (18:30 ~ 21:00)Giảng viên : Cô Đào Thị Thu Hằng, Cô Lê Thị Ngọc, Thầy Cung Anh Tuấn, Thầy Nguyễn Đức Anh
-
KHÓA LUYỆN THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N2 JUNBI
Thời gian : 25 buổi, Từ ngày 10/12/2024 đến 26/02/2025, 3 buổi/ tuần: Thứ 3, Thứ 4 & Thứ 6, (18:30 ~ 21:00)Giảng viên : Cô Đào Thị Thu Hằng, Cô Phạm Phương Linh, Thầy Cung Anh Tuấn